The Business Times: 5 Mẹo Giúp Bạn Rèn Luyện Phản Xạ Giao Tiếp Tiếng Anh Mỗi Ngày Tại Nhà
The Business Times: 5 Mẹo Giúp Bạn Rèn Luyện Phản Xạ Giao Tiếp Tiếng Anh Mỗi Ngày Tại Nhà | ![]() |
- 5 Mẹo Giúp Bạn Rèn Luyện Phản Xạ Giao Tiếp Tiếng Anh Mỗi Ngày Tại Nhà
- Cấu Trúc Thư Yêu Cầu Bằng Tiếng Anh Trong Ngành Thương Mại
- Gerund Và Infinitive Là Gì? Các Quy Tắc Sử Dụng Bạn Cần Biết
- Những Mẫu Câu Giao Tiếp Tiếng Anh Thường Dùng Trong Ngành Y Khoa
- Skimming Và Scanning Là Gì? Lấy Trọn Điểm IELTS Reading Nhờ Skimming Và Scanning
- Cách Viết Thư Xin Lỗi Trong Email Tiếng Anh Thương Mại
- 5 Cuốn Sách Tiếng Anh Chuyên Ngành Y Nổi Tiếng Nhất Mọi Thời Đại
- Âm Câm Là Gì? Quy Luật Của 17 Âm Câm Cho Người Mới Học Tiếng Anh
- Làm Gì Trong 45 Phút Để Trở Thành “Thánh” Tiếng Anh
- Mách Bạn 8 Bước Cải Thiện Kỹ Năng Đọc Tiếng Anh Cấp Tốc
5 Mẹo Giúp Bạn Rèn Luyện Phản Xạ Giao Tiếp Tiếng Anh Mỗi Ngày Tại Nhà Posted: 06 May 2018 12:17 AM PDT Luyện tập phản xạ tiếng Anh là cách giúp bạn có thể giao tiếp, sử dụng tiếng Anh trong công việc thật trôi chảy và tự nhiên. Với mong muốn cải thiện kỹ năng này cùng lịch trình công việc bận rộn, nhiều người học lựa chọn hình thức học phản xạ giao tiếp tại nhà. Nếu bạn cảm thấy chán nản khi phải học tại nhà hoặc đơn giản chỉ muốn những giờ học tiếng Anh tại nhà thêm thú vị, thì nhất định bạn phải áp dụng 5 bí quyết sau: ![]() 1. Lồng tiếng cho các bộ phim theo phong cách của bạn Tốc độ nói và tính chính xác là điểm mấu chốt của phương pháp học này. Ngoài ra, cách học này cũng giúp bạn hình thành khả năng phản xạ và nói tiếng Anh trôi chảy hơn. Việc đầu tiên bạn phải làm là mở một đoạn hội thoại trong một bộ phim nào đó ( có thể là phim mà bạn yêu thích), lưu ý là hãy chọn phim có phụ đề để có khởi đầu dễ thở hơn nhé. Sau đó, nói theo những gì đoạn phim đang nói, nhớ là hãy lặp lại những gì bộ phim đang nói với đúng tốc độ. Nếu bạn đọc không kịp hoặc chưa nói được một số từ thì đừng dừng lại mà hãy tiếp tục nói một lèo cho đến hết. Vì ở lần nghe thứ hai, bạn chắc chắn sẽ tiến bộ hơn lần trước rất nhiều. Với lần nghe thứ ba trở lên thì nên dừng ở những đoạn bạn thấy khó nghe, nghe chưa hiểu, chưa kịp, đến khi nào nghe được thì thôi. 2. Thực hành hỏi và trả lời Phương pháp hỏi và trả lời hay còn gọi là Q & A (Question & answer). Đối với Q & A, bạn nên tìm cho mình một người bạn để cùng thực hành nó khi học tiếng Anh giao tiếp tại nhà. ![]() Cách học này đòi hỏi bạn phải chuẩn bị cho bản thân kha khá vốn từ vựng tiếng Anh theo chủ đề. Tránh chọn những chủ đề mà bản thân không hiểu rõ vì làm sao bạn có thể nói gì được về một lĩnh vực mà mình không biết. Hãy khởi động bằng những câu hỏi dễ, đơn giản nhất rồi sau đó mới chuyển sang các câu phức tạp hơn, đòi hỏi khả năng tư duy nhiều hơn khi đã thành thạo. Như vậy, bạn sẽ vừa có thể cải thiện khả năng nói tiếng Anh lưu loát lại vừa có thể vận dụng tư duy tiếng Anh tốt hơn. 3. Sử dụng hình ảnh Đây là cách vừa đơn giản mà lại hiệu quả và tránh sự nhàm chán cho bạn. Khi nhìn thấy bất kỳ một bức tranh, hình ảnh ở bất cứ đâu hãy mô tả ngay những điều bạn thấy ở bức tranh đó, lập tức nói ra thành lời một cách nhanh nhất có thể. Tiếp theo, bạn có thể miêu tả kỹ hơn nữa về bức tranh đó, bạn thấy gì và nó như thế nào, làm như vậy sẽ rèn thêm khả năng phản xạ tiếng Anh của bạn rất hiệu quả. 4. Tưởng tượng ra một tình huống hay một đoạn hội thoại Dù bạn chỉ đang học Anh văn cho người mới bắt đầu hay đã lên đến trình độ điêu luyện thì đây cũng là phương pháp giúp bạn phản xạ cực tốt. Bạn hãy tự tìm một chủ đề nào đó, có thể là chủ đề bạn yêu thích để tạo sự dễ dàng cho bạn tưởng tượng. Bạn đầu sẽ chỉ là những tình huống đơn giản, ít chi tiết nhưng càng luyện tập nhiều thì bạn sẽ xây dựng được những tình huống phức tạp hơn. Hãy đứng trước gương và nói ra bất kỳ điều gì mà bạn đang nghĩ đến, điều này cũng giúp bạn luyện tập được khẩu hình miệng của mình và phát âm cũng chuẩn hơn nữa. ![]() 5. Tham gia khóa học tiếng Anh Online Trên thế giới, đây là một trong những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất và nhanh nhất. Bởi việc học tiếng Anh online giúp bạn có tâm thế chủ động về mặt thời gian khi học, không lệ thuộc vào lịch của giáo viên hay trung tâm tiếng Anh mà bạn học. Nhiều khóa học luyện nói tiếng Anh online với người nước ngoài giúp bạn tiến bộ vô cùng nhanh chóng dù quỹ thời gian hạn hẹp. Bạn có thể học tiếng Anh tại nhà hay bất cứ nơi đâu bạn thích. Chính vì thế nên đây là phương pháp học tiếng Anh được hàng triệu người lựa chọn và đã đem lại kết quả không ngờ. Bạn hãy thử tham gia một khóa học online, chắc chắn tốc độ phản xạ của bạn sẽ tăng lên rất nhiều! Trên đây là những bí quyết để bạn có thể trải nghiệm những giờ luyện tập phản xạ tiếng Anh thú vị và hiệu quả, bạn hãy thực hành ngay nhé. QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn học Anh văn cho người mới bắt đầu hiệu quả mà còn giúp bạn có thể luyện nói tiếng Anh online với người nước ngoài 24/7, mọi lúc mọi nơi. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. ![]() QTS – English chương trình học Tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post 5 Mẹo Giúp Bạn Rèn Luyện Phản Xạ Giao Tiếp Tiếng Anh Mỗi Ngày Tại Nhà appeared first on . |
Cấu Trúc Thư Yêu Cầu Bằng Tiếng Anh Trong Ngành Thương Mại Posted: 06 May 2018 12:17 AM PDT Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ trao đổi thông tin trực tuyến như email, việc sử dụng thư thương mại bằng tiếng Anh với các đối tác nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, khác với các dạng thư thăm hỏi thông thường, thư yêu cầu bằng tiếng Anh trong ngành thương mại đòi hỏi cao về nội dung lẫn hình thức, chính vì vậy, bạn cần có kỹ năng viết thư đạt tiêu chuẩn. ![]() 1. Những lưu ý khi viết thư yêu cầu bằng tiếng Anh
2. Cấu trúc của thư yêu cầu Cấu trúc của một bức thư yêu cầu tiếng Anh thương mại, gồm có 3 phần:
2.1. Chào hỏi (Salutation)
![]() 2.2. Nội dung (Body) Trong mô tả của các nguồn thông tin, bạn có thể sử dụng các cụm từ sau:
Mô tả các thông tin yêu cầu một cách chính xác là cách viết thư tiếng Anh thương mại chuẩn, giúp người đọc dễ hiểu và dễ xác định vấn đề. Khi bạn yêu cầu thông tin về sản phẩm, xin vui lòng lưu ý những thông tin sau đây:
![]() Hãy cho chúng tôi một thời gian ngắn về các hoạt động của công ty bạn ở đây:
Bạn nên trau dồi thêm các cấu trúc diễn đạt về thư thương mại bằng tiếng Anh mỗi ngày để có thể viết thư đạt chuẩn. Trường hợp thông báo về file đính kèm và kết thúc nội dung:
Hoàn thành thư yêu cầu thông tin bằng tiếng Anh tốt hơn với cụm từ lịch sự:
2.3. Kết luận (Conclusion)
Trên đây là những lưu ý và cấu trúc giúp bạn có thể viết thư thương mại bằng tiếng Anh với mục đích yêu cầu đạt chuẩn. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình và đang băn khoăn không biết học tiếng Anh ở đâu tốt hãy đến với QTS – English. ![]() QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn luyện nghe tiếng Anh online hiệu quả mà còn giúp bạn có thể luyện nói tiếng Anh online với người nước ngoài 24/7, mọi lúc mọi nơi. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. QTS – English chương trình học Tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post Cấu Trúc Thư Yêu Cầu Bằng Tiếng Anh Trong Ngành Thương Mại appeared first on . |
Gerund Và Infinitive Là Gì? Các Quy Tắc Sử Dụng Bạn Cần Biết Posted: 06 May 2018 12:16 AM PDT Để có thể giao tiếp tiếng Anh tốt, bạn cần phải nắm vững ngữ pháp. Trong đó, Gerund và Infinitive là một điểm ngữ pháp quan trọng bạn cần biết khi học tiếng Anh qua mạng cho người mới bắt đầu. Vậy Gerund và Infinitive là gì? Có những quy tắc sử dụng nào? Hãy để QTS – English mách cho bạn nhé! ![]() 1. Gerund và Infinitive là gì? Gerund (Danh động từ) là những từ có cấu trúc như một động từ, nhưng lại có chức năng làm danh từ. Danh động từ là những động từ thêm "ing" để biến thành danh từ. Infinitive (Động từ nguyên mẫu) là những động từ có cấu trúc cơ bản nhất. Động từ nguyên mẫu được chia thành 2 loại: động từ đi kèm bởi "to", và động từ không có "to". ![]() 2. Các quy tắc sử dụng bạn cần biết Dưới đây là một số quy tắc khi sử dụng Gerund và Infinitve cần thiết khi học tiếng Anh đặc biệt là khi học tiếng Anh online cho người đi làm. Quy tắc 1: Gerund có thể làm chủ ngữ trong câu Hãy theo dõi một vài ví dụ sau:
Những từ được in đậm "Swimming", "Making mistakes", "Becoming an engineer" là những danh động từ với chức năng làm chủ ngữ trong câu. Quy tắc 2: Cả Gerund và Infinitive đều có thể làm tân ngữ Cả Gerund và Infinitive đều có thể làm tân ngữ. Bạn có thể nói "I enjoy drawing" và bạn cũng có thể nói "Yesterday, I decided to draw" Với một số động từ, đi kèm, nó sẽ là Gerund hoặc Infinitive. Cụ thể:
Agree: I agreed to help her. Decide: I decided not to take part in the meeting. Deserve: Everyone deserves to be respected. Expect: I expect to see the new movie tomorrow. Hope: We were hoping to avoid traffic by leaving early. Learn: He learned not to trust anyone. Need: She needs to learn English. Offer: I offered to help Susan with homework. Plan: We are planning to our picnic tomorrow. Promise: My mother promised to buy a new dress for me. Seem: We seem to be lost. Wait: I cannot wait to see him. Want: I want to go to the movie theater.
Admit: They admitted going to the zoo. Advise: I advise proceeding (moving forward) with caution. Avoid: She avoided asking him the question about his mother. Consider (think about): I considered staying silent, but I had to tell her. Deny: I denied going to the party. Involve: The course involved writing three tests. Mention (say something): She mentioned seeing my brother at the school. Recommend: I recommend watching this movie. Risk: Don't risk losing your job! Suggest: I suggest going to the library. Quy tắc 3: Infinitive có thể sử dụng sau một số tính từ Ngoài việc trở thành tân ngữ đi sau một số động từ, Infinitive có thể được sử dụng sau một số tính từ. Ví dụ:
Khi miêu tả một thứ gì đó bằng tính từ (Những từ in nghiêng trong ví dụ) thì theo sau nó phải là một Infinitive. Sử dụng Gerund trong trường hợp này là sai. Tuy nhiên, nếu bạn muốn biến những từ in đậm thành chủ ngữ, bạn sẽ phải chuyển chúng thành Gerund (xem quy tắc 1).
![]() Quy tắc 4: Chỉ có Infinitive được dùng sau tân ngữ chỉ người. Đặc biệt, chỉ có Infinitive được dùng sau tân ngữ chỉ người. Ví dụ: "We asked her not to go". Trong ví dụ này, "We" là chủ ngữ, "asked" là động từ, và "her" là tân ngữ của đại từ "she." Vì vậy bạn phải sử dụng Infinitive "to go", sau tân ngữ đó, không phải là gerund. Dưới đây là một số động từ được theo sau bởi tân ngữ chỉ người và khi đó bạn phải dùng Infinitive. Ask: Can I ask him to help me clean the floor? Expect: I never expected him to become my boyfriend. Hire (give a job to someone): Did the company hire you just to sit in your office? Invite: I invited her to attend my birthday party. Order: She ordered the child to stay at home. Remind: Please remind me to go to work. Require: This job required us to have experience. Teach: That will teach you to follow the rules! Tell: Who told you to come here? Warn: I am warning you not to do this! Quy tắc 5: Chỉ có Gerund theo sau giới từ. Giới từ có thể đứng trước danh từ, đại từ, động từ. Đặc biệt khi giới từ đứng trước động từ thì động từ phải ở dạng Gerund. Ví dụ:
Các Gerund được in đậm "getting" và "coming" đóng vai trò động từ trong câu, đứng trước đó là tính từ được in nghiêng "in", "for". Riêng có 2 giới từ là "except" và "but", nếu theo sau có động từ thì động từ đó phải ở dạng nguyên mẫu không có to. Ví dụ:
![]() Trên đây là những điều bạn cần biết về Gerund và Infinitive và những quy tắc sử dụng. Việc nắm vững những quy tắc này sẽ giúp bạn có thể viết thư thương mại bằng tiếng Anh thật chuẩn xác, không mắc lỗi ngữ pháp. Ngoài ra, để nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình, bạn có thể tìm đến các chương trình học tiếng Anh với người nước ngoài online của QTS – English. QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn luyện nghe tiếng Anh online hiệu quả mà còn giúp bạn có thể luyện nói tiếng Anh online với người nước ngoài 24/7, mọi lúc mọi nơi. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. QTS – English chương trình học Tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post Gerund Và Infinitive Là Gì? Các Quy Tắc Sử Dụng Bạn Cần Biết appeared first on . |
Những Mẫu Câu Giao Tiếp Tiếng Anh Thường Dùng Trong Ngành Y Khoa Posted: 06 May 2018 12:16 AM PDT Học tiếng Anh chuyên ngành Y tế là yêu cầu cần thiết khi bạn học chuyên sâu về Y khoa, gặp gỡ đồng nghiệp và làm việc trong môi trường trường học hay bệnh viện quốc tế, vì giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn kết nối với mọi người và hoàn thành công việc tốt hơn. Trong bài viết này, QTS – English sẽ tổng hợp giúp bạn các mẫu câu tiếng Anh thường dùng trong ngành Y khoa để bạn có thể bắt đầu quá trình học và giao tiếp dễ dàng hơn. ![]() 1. Giao tiếp tiếng Anh tại quầy lễ tân – I’d like to see a doctor: Tôi muốn gặp bác sĩ. – Do you have an appointment?: Anh/Chị có lịch hẹn trước không? – Is it urgent?: Có khẩn cấp không? – I’d like to make an appointment to see Dr…: Tôi muốn hẹn gặp bác sĩ… – Do you have any doctors who speak…?: Ở đây có bác sĩ nào nói tiếng… không? – Do you have private medical insurance?: Anh/Chị có bảo hiểm y tế cá nhân không? – Have you got a European Health Insurance card?: Anh/Chị có thẻ Bảo hiểm y tế Châu âu không? – Please take a seat: Xin mời ngồi. – The doctor’s ready to see you now: Bác sĩ có thể khám cho anh/chị bây giờ. Bên cạnh đó, việc luyện nghe tiếng Anh online giúp bạn làm quen với các từ vựng chuyên ngành Y khoa cũng như ngữ điệu trong giao tiếp để bắt chước và tạo ra những đoạn giao tiếp hiệu quả, thú vị hơn. ![]() 2. Tiếng Anh giao tiếp khi bàn về các triệu chứng – How can I help you?: Tôi có thể giúp gì được Anh/Chị? – What’s the problem?: Anh/Chị có vấn đề gì? – What are your symptoms?: Anh/Chị có triệu chứng gì? – I’ve got a…: Tôi bị… (Temperature: sốt, Sore throat: viêm họng, Headache: đau đầu, Rash: phát ban). – I’ve been feeling sick: Gần đây tôi cảm thấy mệt. – I’ve been having headaches: Gần đây tôi bị đau đầu. – I’m very congested: Tôi bị sung huyết. – My joints are aching: Các khớp của tôi rất đau. – I’ve got diarrhoea: Tôi bị tiêu chảy. – I’m constipated: Tôi bị táo bón. – I’ve got a lump: Tôi bị u lồi. – I’ve got a swollen…: Tôi bị sưng… – I’m in a lot of pain: Tôi đau lắm. – I’ve got a pain in my…: Tôi bị đau ở… – I think I’ve pulled a muscle in my leg: Tôi nghĩ tôi bị sái chân cho căng cơ. – I’m having difficulty breathing: Tôi đang bị khó thở. – I’ve got very little energy: Tôi đang bị yếu sức. – I’ve been feeling very tired: Dạo này tôi cảm thấy rất mệt. – I’ve been feeling depressed: Dạo này tôi cảm thấy rất chán nản. – I’ve been having difficulty sleeping: Dạo này tôi bị khó ngủ. – How long have you been feeling like this?: Anh/Chị đã cảm thấy như thế bao lâu rồi? – How have you been feeling generally?: Nhìn chúng Anh/Chị cảm thấy thế nào? – Is there any possibility you might be pregnant?: Liệu có phải Chị đang có thai không? – I think I might be pregnant: Tôi nghĩ tôi có thể đang có thai. – Do you have any allergies?: Anh/Chị có bị dị ứng không? – I’m allergic to antibiotics: Tôi bị dị ứng với thuốc kháng sinh. – Are you on any sort of medication?: Anh/Chị có đang uống thuốc gì không? – I need a sick note: Tôi cần giấy chứng nhận ốm. Những mẫu câu trên là những mẫu câu vô cùng quen thuộc trong các tình huống giao tiếp khi bạn học tiếng Anh chuyên ngành Y tế, bạn hãy luyện tập mỗi ngày để có thể sử dụng thành thạo trong công việc của mình nhé. ![]() 3. Tiếng Anh giao tiếp khi khám bệnh – Can I have a look?: Để tôi khám xem. – Where does it hurt?: Anh/Chị bị đau chỗ nào? – It hurts here: Tôi đau ở đây. – Does it hurt when I press here?: Anh/Chị có thấy đau khi tôi ấn vào đây không? – I’m going to take your…: Tôi sẽ đo… của Anh/Chị. 4. Tiếng Anh giao tiếp khi đưa ra phương pháp điều trị và lời khuyên – You’re going to need a few stiches: Anh/Chị cần vài mũi khâu. – I’m going to give you an injection: tôi sẽ tiêm cho Anh/Chị. – We need to take a…: Chúng tôi cần lấy… (urine sample: mẫu nước tiểu). – You need to have a blood test: Anh/Chị cần thử máu. – I’m going to prescribe you some antibiotics: Tôi sẽ kê đơn cho Anh/Chị ít thuốc kháng sinh. – Take two of these pills three times a day: Uống ngày ba lần, mỗi lần hai viên. – Take this prescription to the chemist: Hãy mang đơn thuốc này ra hàng thuốc. – You should stop smoking: Anh/Chị nên bỏ thuốc. – You should cut down on your drinking: Anh/Chị nên giảm bia rượu. – You need to try and lose some weight: Anh/Chị nên cố gắng giảm thêm vài cân nữa. – I want to send you for an x-ray: Tôi muốn giới thiệu Anh/Chị đi chụp phim X-quang. – I want you to see a specialist: Tôi muốn Anh/Chị đi gặp chuyên gia. Những mẫu câu trên đây chắc chắn sẽ có thể hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình học tập và làm việc tại môi trường bệnh viện. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình và đang băn khoăn không biết học tiếng Anh ở đâu tốt hãy đến với QTS – English. ![]() QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn học Anh văn cho người mới bắt đầu hiệu quả mà còn giúp bạn có thể luyện nói tiếng Anh online với người nước ngoài 24/7, mọi lúc mọi nơi. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. QTS – English chương trình học Tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post Những Mẫu Câu Giao Tiếp Tiếng Anh Thường Dùng Trong Ngành Y Khoa appeared first on . |
Skimming Và Scanning Là Gì? Lấy Trọn Điểm IELTS Reading Nhờ Skimming Và Scanning Posted: 06 May 2018 12:16 AM PDT Một bài thi IELTS gồm có 4 phần: Nghe – Nói – Đọc – Viết, vì vậy, nếu bạn không giỏi nói, viết quá tệ và gặp nhiều khó khăn khi nghe tiếng Anh, thì hãy cố gắng trau dồi kỹ năng đọc hiểu để có thể đạt điểm tuyệt đối phần Reading và gỡ điểm cho những phần thi khác. Vậy làm sao để đạt điểm tuyệt đối phần Reading? Hãy cùng QTS – English tìm hiểu về 2 phương pháp Skimming và Scanning để dễ dàng lấy trọn điểm Reading nhé. ![]() 1. Skimming và Scanning là gì Nếu bạn là người mới luyện thi IELTS thì hãy tham gia các lớp học tiếng Anh qua mạng cho người mới bắt đầu để tìm hiểu rõ hơn về Skimming và Scanning. Còn ở đây, QTS –QTS English xin được chia sẻ những khía cạnh chung nhất, khái quát nhất về 2 phương pháp này để bạn hiểu được thế nào là Skimming và Scanning. Skimming: Là phương pháp đọc lướt qua tất cả các ý chính của bài chứ không đi sâu vào nội dung (đọc hết cả bài để hiểu ý chính). Cách đọc này giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian vừa nắm bắt được nội dung của cả đoạn văn. Phương pháp Skimming sẽ giúp bạn hiểu được quan điểm mà tác giả muốn nói trong từng đoạn, từ đó nắm bắt được những thông tin quan trọng và đưa ra quyết định xem có nên đi sâu vào đọc đoạn đó hay không. Bạn có thể áp dụng phương pháp đọc này cho các đoạn văn quá dài hoặc không có đủ thời gian để đọc hết từng câu, từng chữ của đoạn văn. ![]() Scanning: Là phương pháp đọc lướt nhanh qua bài viết với mục đích tìm kiếm dữ liệu và thông tin (chỉ đọc các yếu tố thông tin, số liệu chứ không đọc hết cả bài). Scanning cực kì quan trọng trong bài thi Reading IELTS vì đôi khi qua phần Skimming bạn đã nắm được những ý chính, nhưng để trả lời được câu hỏi bạn cần chú ý vào cách sử dụng từ ngữ của tác giả nếu không sẽ rất dễ bị đánh lừa. Scanning được áp dụng cho các dạng bài như: True – False – Not given, multiple choices, complete the summary… Hoặc các câu hỏi về số liệu như: tên riêng, số liệu, ngày tháng,… ![]() 2. Các bước để thực hiện 2 phương pháp Skimming và Scanning Để đạt điểm tuyệt đối phần thi Reading IELTS thì bạn cần nắm bắt được các bước thực hiện Skimming và Scanning để tránh tốn thời gian mà vẫn hiểu được ý của đoạn văn để nhanh chóng đưa ra câu trả lời đúng. + Các bước thực hiện Skimming:
![]() Trước khi bạn bước vào thực hiện Scanning bạn nên: Phân tích cách tổ chức bài viết, từ khóa; Luôn luôn định hướng và ghi nhớ trong đầu, bạn đang tìm kiếm thông tin gì; Xác định xem thông tin đó có trong đoạn nào của bài viết theo trí nhớ có được sau phần skimming và "quét" một lượt để định vị chính xác vị trí của thông tin cần tìm; Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc những câu có liên quan đến thông tin đó để hiểu và trả lời câu hỏi. + Sau đó bạn cần thực hiện Scanning theo các bước:
![]() Bạn cần luyện tập đọc thường xuyên vì khi đọc nhiều, bạn sẽ có cơ hội thực hành tốt hai kỹ năng trên và áp dụng nó một cách hiệu quả. Ngoài ra, để có thể đạt điểm cao hơn trong phần thi IELTS thì bạn nên rèn luyện cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Mặc dù có rất nhiều cách học phù hợp với nhu cầu và mục đích của bạn như học ở trung tâm, học trên mạng, học ở nhà,… Thế nhưng nếu bạn đang đi làm và bận rộn thì học tiếng Anh online cho người đi làm vẫn là lựa chọn tuyệt vời nhất. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên học tiếng Anh ở đâu tốt, phù hợp thời gian biểu, mà chất lượng giáo viên – giáo trình chất lượng thì bạn có thể tham khảo ngay QTS – English. QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn học tiếng Anh cho người mới bắt đầu online 24/7, mọi lúc mọi nơi, mà còn giúp bạn luyện viết thư thương mại bằng tiếng Anh hiệu quả. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. QTS – English chương trình tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post Skimming Và Scanning Là Gì? Lấy Trọn Điểm IELTS Reading Nhờ Skimming Và Scanning appeared first on . |
Cách Viết Thư Xin Lỗi Trong Email Tiếng Anh Thương Mại Posted: 06 May 2018 12:15 AM PDT Trong quá trình kinh doanh, chắc chắn doanh nghiệp của bạn không thể tránh khỏi những sự cố khiến đối tác và khách hàng không hài lòng. Một cuộc gọi hoặc email xin lỗi và lời hứa khắc phục là vô cùng quan trọng để tạo lòng tin cho công ty. Đặc biệt đối với các đối tác và khách hàng nước ngoài, việc gửi thư thương mại bằng tiếng Anh để xin lỗi đạt chuẩn là rất cần thiết cho mục đích thể hiện lời xin lỗi chân thành. ![]() Những điều cần lưu ý khi viết thư xin lỗi trong Email tiếng Anh thương mại – Khi viết thư xin lỗi, bạn cần bỏ đi lòng tự trọng cũng như kiêu căng của bản thân. – Sử dụng từ ngữ phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau và đối tượng khác nhau. – Cố gắng nhận lỗi và đừng đổ lỗi cho ai. Điều đó cho thấy sự tinh thần trách nhiệm của bạn và công ty. – Cố gắng đừng viết quá ngắn, điều này có thể khiến lá thư có vẻ không chân thành. Cấu trúc của một lá thư xin lỗi Cách viết thư tiếng Anh thương mại để xin lỗi đạt chuẩn gồm các thành phần chính:
1. Địa chỉ và lời chào Đây là nội dung trong phần mở đầu của tất cả các loại thư. Địa chỉ được viết ở góc trái đầu trang thư là địa chỉ của người nhận thư trong khi địa chỉ của người gửi sẽ được viết ở góc phải đầu thư. Dưới phần địa chỉ là lời chào. Đối với người nhận là người thân quen thì bạn có thể viết Dear [name] còn nếu bạn không biết tên người nhận thì bạn nên viết Dear [Mr/Ms] và kết hợp giữa [Mr/Ms] và [name] sẽ dành cho lối viết trang trọng và bạn đồng thời biết tên người nhận. ![]() 2. Mở đầu Trong cách viết thư tiếng Anh thương mại đúng chuẩn, ở phần mở thư bạn sẽ viết câu xin lỗi chân thành của mình và lý do mà bạn muốn xin lỗi hoặc lý do bạn viết thư này. Bạn có thể mở đầu bằng "I wanted to write you a letter to apologize for what i did. ______" hoặc "Please accept my sincere apology for ______". Sau đó là lý do mà bạn muốn viết lá thư xin lỗi. 3. Nội dung thư Nội dung sẽ bao gồm khá nhiều nội dung như trình bày sự việc, thể hiện bạn rất tiếc vì những gì đã xảy ra, trình bày quan điểm của bạn về sự việc và đưa ra những giải pháp để khắc phục lỗi lầm của bạn. Trình bày sự việc Bạn sẽ kể lại câu chuyện đã xảy ra thế nào và hãy cố gắng thật thành thật về các chi tiết trong câu chuyện. Tỏ ra bạn thật sự lấy làm tiếc về mọi chuyện sẽ giúp người đọc tin vào sự thành khẩn của bạn. Ví dụ bạn có thể mở đâu bằng câu: "What I did last weekend was horribly inappropriate, disrespectful, and wildly selfish._____". Thể hiện sự nuối tiếc Ở phần này, bạn sẽ thể hiện thật rõ ràng mình cảm thấy có lỗi thế nào. Từ ngữ dùng để diễn đạt lời xin lỗi:
Quan điểm của bạn Đây là phần không bắt buộc vì tùy theo hoàn cảnh sự việc mà bạn sẽ viết thêm. Có thể bạn không cố ý gây ra lỗi hoặc theo một cách khách quan thì không hoàn toàn là lỗi của bạn. Tuy nhiên, trong cách viết thư xin lỗi bằng tiếng Anh đúng chuẩn, bạn nên vẫn giữ giọng văn khách quan và vẫn thể hiện sự xin lỗi khi viết. ![]() Giải pháp khắc phục Sẽ rất tốt nếu bạn có thể đề xuất những cách để sửa lỗi hoặc giảm bớt những tổn hại, tổn thương mà bạn gây ra. Đưa ra các giải pháp thiết thực mà bạn có thể thực hiện sẽ giúp người đọc cảm thấy bạn đang chịu trách nhiệm cho lỗi của mình, bao gồm giải pháp khắc phục chứng tỏ bạn đã hiểu khá sâu về cách viết thư thương mại bằng tiếng Anh để xin lỗi đúng chuẩn rồi đấy. Từ ngữ để đưa ra lời đề nghị hay cam kết của mình nhằm sửa lỗi sai:
4. Kết thư Cách viết thư xin lỗi bằng tiếng Anh đúng chuẩn cần có kết thư. Trong phần này, bạn sẽ viết một lời hứa về việc bạn sẽ sửa lỗi cũng như không để sự việc tương tự xảy ra là vô cùng cần thiết. Sau đó, bạn sẽ ký tên và cung cấp thông tin để người nhận liên lạc (nếu cần). Trên đây là những lưu ý giúp bạn có thể hoàn thành một bức thư xin lỗi bằng tiếng Anh thương mại đạt chuẩn. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình và đang băn khoăn không biết học tiếng Anh ở đâu tốt hãy đến với QTS – English. QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn luyện nghe tiếng Anh online hiệu quả mà còn giúp bạn có thể luyện nói tiếng Anh online với người nước ngoài24/7, mọi lúc mọi nơi. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. ![]() QTS – English chương trình học Tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post Cách Viết Thư Xin Lỗi Trong Email Tiếng Anh Thương Mại appeared first on . |
5 Cuốn Sách Tiếng Anh Chuyên Ngành Y Nổi Tiếng Nhất Mọi Thời Đại Posted: 06 May 2018 12:15 AM PDT Y khoa là một trong những chuyên ngành yêu cầu các sinh viên luôn luôn phải dành thời gian cho việc nghiên cứu, học tập các kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là kiến thức từ những tài liệu quốc tế. Chính vì vậy, nếu bạn đang theo đuổi mục tiêu trở thành một bác sỹ giỏi, hãy trau dồi kiến thức và học tiếng Anh chuyên ngành Y tế với 5 cuốn sách sau. ![]() 1. Bates' Guide to Physical Examination and History Taking Bates' Guide to Physical Examination and History Taking 14th Edition – Chắc hẳn chính là cuốn sách khá quen thuộc với các bạn sinh viên Y khoa đặc biệt là những bạn đang học môn nội cơ sở hay ngoại cơ sở. Đây là cuốn sách hướng dẫn hỏi bệnh và thăm khám toàn diện, cung cấp nền tảng tốt nhất cho việc khai thác bệnh sử và khám bệnh trên lâm sàng. Định dạng 2 cột rõ ràng với các kỹ thuật thăm khám khá tỉ mỉ theo từng bước ở cột bên trái, các bất thường hay chẩn đoán phân biệt phía bên phải. Với cách ghi chép dễ hiểu kết hợp hình ảnh minh họa chi tiết, Bates' Guide to Physical Examination and History Taking là tài liệu không thể thiếu của những người theo đuổi Y học. ![]() 2. Guyton Textbook of Medical Physiology Cuốn sách do bác sỹ John E. Hall chủ biên, phát triển từ những phiên bản trước được viết bởi bác sỹ Authur C. Guyton. Mục đích chung nhất mà cả 2 tác giả muốn hướng tới đó là giải thích, bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất dành cho sinh viên, làm cách nào mà những tế bào, những mô, những cơ quan có vẻ không liên quan đến nhau lại có thể cùng tạo nên một cơ thể sống hoàn hảo như con người. Guyton Textbook of Medical Physiology tập trung vào những nguyên lý cơ bản nhất trong Sinh lý học Người, cần thiết cho mọi chuyên ngành chăm sóc sức khỏe như Nội khoa, Nha khoa, Điều dưỡng và cả Sinh học. Đây là tài liệu "gối đầu giường" của rất nhiều y bác sĩ. Bên cạnh các tài liệu nghiên cứu, bạn cũng nên thay đổi cách cập nhật tin tức Y khoa qua các trang tin tức online, chính thống. Việc nghe các tin tức sức khỏe không những giúp bạn trau dồi kiến thức mà cònluyện nghe tiếng Anh online hiệu quả. ![]() 3. Quick Medical Terminology Quick Medical Terminology được mệnh danh như cánh cửa để các bác sỹ hay các bạn sinh viên Y bước vào một thế giới mới, nắm bắt một cơ hội mới và có được những triển vọng mới. Đây là một công cụ hữu ích giúp cho việc hiểu cũng như giao tiếp trong quá trình thực hành lâm sàng trở nên dễ dàng hơn. Hình thức trình bày của cuốn sách rất khoa học và thu hút bạn đọc. Dù không có nhiều từ vựng Y khoa, đọc cuốn sách cũng không quá làm khó với những ai chỉ đang học Anh văn cho người mới bắt đầu. Thiết kế bố cục một trang sách rõ ràng 2 cột song song. Ở cột to hơn, đầu tiên tác giả giới thiệu về nghĩa của một từ, cụm từ, thuật ngữ chuyên ngành, tiếp theo sẽ là phần luyện tập bài tập giúp bạn đọc có thể nhớ được từ nhanh nhất. Cột kế bên nhỏ hơn và đi song song đó là lời giải của các câu bài tập khiến cho việc tra cứu trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hết mỗi chương sẽ có một bài kiểm tra tổng hợp nhỏ và có 2 bài kiểm tra lớn ở cuối cuốn sách để lượng giá chung. Từ nội dung tới hình thức, cuốn sách thật sự đã thúc đẩy phương pháp tự học đạt được chất lượng vượt bậc, phù hợp cho mọi đối tượng từ sinh viên tới các bác sỹ lâu năm. ![]() 4. Gray's Anatomy for student Đây có thể nói là cuốn sách gối đầu giường của mọi sinh viên Y năm nhất trên toàn thế giới. Được biên tập đúng như tựa đề quyển sách, Gray's Anatomy for student có cách hành văn dễ hiểu, đầu tư nhiều hình ảnh, tranh vẽ minh họa, cung cấp phương pháp học và ghi nhớ, phục vụ cho những kỳ thi và thu thập kiến thức trong thực hành lâm sàng. Qua nhiều lần tái bản, chỉnh sửa, các tác giả đã chọn cách tiếp cận theo giải phẫu phân khu tức là liên kết các cơ quan theo vùng trên cơ thể. Cách trên thuận lợi cho cả các bác sỹ khi muốn tra cứu lại kiến thức để định khu tổn thương khi gặp bệnh nhân cụ thể. Ngoài ra ở cuối mỗi phần phân vùng cơ quan, cuốn sách còn giới thiệu một số case lâm sàng giúp vận dụng triệt để Giải phẫu vào mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân. Bộ sách Gray's Anatomy phục vụ cho mọi đối tượng. Các bạn sinh viên thì có Gray's Anatomy for student, Flash card giúp dễ học dễ nhớ, Atlas để đối chứng lý thuyết – ví dụ, Review phục vụ cho cho các kỳ thi. Cuốn Clinical Photographic Dissector lại rất hữu ích cho các bác sỹ lâm sàng. ![]() 5. Pocket Medicine Pocket Medicine là cuốn sổ tay Y khoa cực kỳ nổi tiếng trong ngành. Đây là cuốn sách rất ngắn gọn và hữu ích về Nội khoa. Với lối trình bày dễ hiểu và lượng thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ, cuốn sổ tay này được rất nhiều bác sỹ trên thế giới mang theo bên người để tra cứu khi cần thiết. Đảm bảo đây là cuốn sách rất cần thiết cho sinh viên lúc đi học lâm sàng Nội và là tài liệu tham khảo rất quý cho các bác sỹ và những ai quan tâm đến lĩnh vực sức khỏe. Chính vì vậy, là một sinh viên ngành Y, dù chỉ đang học Anh văn cho người mới bắt đầu thì bạn cũng không nên bỏ qua cuốn sách này nhé! ![]() Trên đây là những cuốn sách ngoại văn mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn trở thành một bác sĩ giỏi, hãy làm quen với việc đọc sách tiếng Anh để nghiên cứu chúng ngay nhé!. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình và đang băn khoăn không biết học tiếng Anh ở đâu tốt hãy đến vớiQTS – English. ![]() QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn luyện nghe tiếng Anh online hiệu quả mà còn giúp bạn có thể luyện nói tiếng Anh online với người nước ngoài 24/7, mọi lúc mọi nơi. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. QTS – English chương trình học Tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post 5 Cuốn Sách Tiếng Anh Chuyên Ngành Y Nổi Tiếng Nhất Mọi Thời Đại appeared first on . |
Âm Câm Là Gì? Quy Luật Của 17 Âm Câm Cho Người Mới Học Tiếng Anh Posted: 06 May 2018 12:14 AM PDT Âm câm, thực ra là “chữ cái câm” (silent letter) là các chữ cái xuất hiện trong từ tiếng Anh nhưng không được đọc ra. Âm câm gây ra rất nhiều rắc rối cho chúng ta khi phát âm, giao tiếp, học ngữ pháp hoặc sử dụng đúng mạo từ khi viết thư thương mại bằng tiếng Anh phục vụ công việc. Dưới đây là 17 âm câm và quy tắc của chúng mà bạn cần ghi nhớ! ![]() 1. Chữ B câm Quy tắc 1: Âm B không được phát âm khi nó đứng cuối từ đồng thời ở sau chữ M. Ví dụ: – Limb /lɪm/: bờ, rìa – Crumb /krʌm/: miếng, mẩu – Dumb /dʌm/: câm – Comb /kəʊm/: cái lược – Bomb /bɒm/: quả bom – Thumb /θʌm/: ngón cái – Climb /klaɪm/: leo, trèo – Tomb /tuːm/: ngôi mộ Quy tắc 2: Âm B thường không được phát âm trước âm khi đứng trước chữ T ở cuối một từ gốc. Ví dụ: – Debt /det/: nợ – Debtor /ˈdet.ər/: con nợ – Doubt /daʊt/: nghi ngờ – Doubtful /ˈdaʊt.fəl/: đáng nghi – Subtle /ˈsʌt.əl/: phảng phất, huyền ảo – Subtleness /ˈsʌt(ə)lnəs/: sự huyền ảo Một từ gốc là dạng từ nguyên gốc không có tiền tố hay hậu tố đi kèm ví dụ từ doubt là từ gốc của từ doubtful, và 'ful' là một hậu tố. Subtle là một từ gốc, và 'ness' là một hậu tố. Đây là những quy tắc bạn sẽ ít được biết nếu đang học tiếng Anh qua mạng cho người mới bắt đầu. 2. Chữ C câm Quy tắc 1: C không được phát âm trong âm ghép SC. Ví dụ: – Muscle /ˈmʌs.l̩/: cơ bắp – Scissors /ˈsɪz.əz/: cái kéo – Ascent /əˈsent/: sự trèo lên, sự đi lên – Miscellaneous /ˌmɪs.əlˈeɪ.ni.əs/: tạp, pha tạp – Fascinate /ˈfæs.ɪ.neɪt/: thôi miên, làm mê – Scenario /sɪˈnɑː.ri.əʊ/: kịch bản Tuy nhiên vẫn có trường hợp bất quy tắc: – Sclera /ˈsklɪə.rə/: màng cứng – Sclerosis /skləˈrəʊ.sɪs/: sự xơ cứng. – Muscovado /ˌmʌskəˈvɑːdəʊ/: đường cắt – Sceptic /ˈskep.tɪk/: người hay hoài nghi, chủ nghĩa hoài nghi Quy tắc 2: C thường không được phát âm khi đứng trước các chữ cái K hoặc Q. Ví dụ: – Acquaintance /əˈkweɪn.təns/: sự biết, hiểu biết – Acknowledge /əkˈnɒl.ɪdʒ/: nhận, thừa nhận, công nhận – Acquiesce /ˌæk.wiˈes/: lòng, bằng lòng, ưng thuận – Acquit /əˈkwɪt/: trả hết, trang trải. ![]() 3. Chữ D câm Quy tắc 1: D không được phát âm trong những từ thông thường sau. – Handkerchief /ˈhæŋ.kə.tʃiːf/: khăn tay – Wednesday /ˈwenz.deɪ/: Thứ Tư – Sandwich /ˈsæn.wɪdʒ/ : bánh sandwich – Handsome /ˈhæn.səm/: đẹp trai Quy tắc 2: D cũng không được phát âm trước cụm DG. Ví dụ: – Pledge /pledʒ/: cầm cố, thế nợ – Dodge /dɑːdʒ/: né tránh, lẩn tránh – Grudge /ɡrʌdʒ/: mối thù hận – Hedge /hedʒ/: hàng rào 4. Chữ E câm Quy tắc: E không được phát âm ở cuối từ, nhưng thay vào đó nó làm kéo dài âm của các nguyên âm trước nó. Ví dụ: – Hope /həʊp/: hi vọng – Drive /draɪv/: dồn, xua, lái xe – Gave /ɡeɪv/: (quá khứ của give): cho, biếu, tặng, ban – Write /raɪt/: viết – Site /saɪt/: nơi, chỗ, vị trí – Grave /ɡreɪv/: mồ mả – Bite /baɪt/: cắn – Hide /haɪd/: trốn, náu Những từ bất quy tắc: – Giraffe /dʒɪˈrɑːf/: hươu cao cổ – Brunette /bruˈnet/: ngăm đen – Cassette /kəˈset/: băng cát sét – Gazelle /ɡəˈzel/: linh dương ga zen Bạn có thể nhận ra một lô-gic trong những từ này, chúng có sự tổ hợp tương tự nhau trong các âm tiết cuối cùng. Điều này cho thấy những trường hợp bất quy tắc là những từ với trọng âm rơi vào âm tiết cuối cùng – nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Nếu bạn đang tham gia một khóa học tiếng Anh online cho người đi làm, để phát âm chuẩn và tiến bộ nhanh, sự tự luyện tập các quy tắc này là điều rất cần thiết. 5. Chữ G câm Quy tắc: G thường không được phát âm khi đứng trước chữ N. Ví dụ: – Champagne /ʃæmˈpeɪn/: rượu sâm banh – Foreign /ˈfɒr.ən/: xa lạ, yếu tố nước ngoài – Sign /saɪn/: dấu hiệu – Feign /feɪn/: giả vờ, giả đò – Design /dɪˈzaɪn/: thiết kế – Align /əˈlaɪn/: sắp hàng – Cognac /ˈkɒn.jæk/: rượu cô nhắc Những từ bất quy tắc: – Magnet /ˈmæɡ.nət/: nam châm – Igneous /ˈɪɡ.ni.əs/: lửa – Cognitive /ˈkɒɡ.nɪ.tɪv/: thuộc nhận thức – Signature-/ˈsɪɡ.nɪ.tʃər/: chữ ký ![]() 6. Chữ GH câm Quy tắc 1: GH không được phát âm nếu nó đi sau một nguyên âm. Ví dụ: – Thought /θɑːt/: suy nghĩ – Drought /draʊt/: hạn hán – Thorough /ˈθʌr.ə/: hoàn toàn, kỹ lưỡng – Borough /ˈbʌr.ə/: thành thị – Daughter-/ˈdɔː.tər/: con gái – Light /laɪt/: ánh sáng – Might /maɪt/: sức mạnh, lực – Sigh /saɪ/: tiếng thở dài – Right /raɪt/: phải, bên phải, lẽ phải – Fight /faɪt/: chiến đấu, đấu tranh – Weigh /weɪ/: cân, cân nặng – Weight- /weɪt/: trọng lượng, sức nặng Những từ bất quy tắc: – Doghouse /ˈdɒɡ.haʊs/: chuồng chó – Foghorn /ˈfɒɡ.hɔːn/: còi gọi tàu – Bighead /ˈbɪɡ.hed/: người tự phụ Bạn có thể thấy rằng những từ bất quy tắc là những từ ghép từ hai đơn. Quy tắc 2: GH đôi thi được phát âm giống như chữ F. Ví dụ: – Rough /rʌf/: nhám, thô – Tough /tʌf/: dai bền, khó khăn, hóc búa – Laugh /læf/: cười – Enough /ɪˈnʌf/: đủ – Cough /kɑːf/: ho – Clough /klʌf/: khe núi, thung lũng – Draught /drɑːft/ : sự kéo, uống một hơi 7. Chữ H câm Quy tắc 1: H không được phát âm khi nó đi sau chữ W. Ví dụ: – What /wɒt/: gì, thế nào – When /wen/: bao giờ, khi nào – Where /weər/: ở đâu – Whether /ˈweð.ər/: có..không, có…chăng, – Why /waɪ/: tại sao Quy tắc 2: H không được phát âm khi là chữ đầu tiên của rất nhiều từ (hãy nhớ sử dụng mạo từ 'an' trước từ bắt đầu bằng chữ h câm). – Hour /aʊər/: giờ – Honest /ˈɒn.ɪst/: trung thực – Honour /ˈɒn.ər/: phẩm hạnh, phẩm giá – Heir /eər/ : người thừa kế Quy tắc 3: H thường không được phát âm khi đứng sau chữ C,G, hoặc R. Ví dụ: – Choir /kwaɪər/: hợp xướng, hợp ca – Chorus /'kɔ:rəs/: hợp xướng, đồng ca – Ghastly /ˈɡɑːst.li/: kinh tởm, ghê tởm – Echo /ˈek.əʊ/: tiếng vọng – Rhinocerous /raɪˈnɒs.ər.əs/: con hà mã – Rhythm /ˈrɪð.əm/: giai điệu Nếu quỹ thơi gian của bạn hạn hẹp và bạn đang tham gia một khóa học tiếng Anh online cho người đi làm, để phát âm chuẩn và tiến bộ nhanh, sự tự luyện tập các quy tắc này là rất cần thiết. 8. Chữ K câm Quy tắc: K không được phát âm khi nó đứng đầu một từ đồng thời đứng trước chữ N. Ví dụ: – Knife /naɪf/: con dao – Knee /niː/: mắt cá chân – Know /noʊ/: biết – Knock /nɒk/: cú đánh – Knowledge /ˈnɒl.ɪdʒ/: kiến thức – Knead /niːd/: nhào nặn ![]() 9. Chữ L câm Quy tắc: L không được phát âm khi đứng sau các nguyên âm A, O và U. Ví dụ: – Calm /kɑːm/: bình tĩnh, bình thản – Half /hɑːf/: một nửa – Walk /wɔːk/: đi bộ – Would /wʊd/: sẽ (quá khứ của will) – Should /ʃʊd/: nên – Could /kʊd/: có thể – Calf /kɑːf/: con bê – Salmon /ˈsæm.ən/: cá hồi Những từ bất quy tắc: – Yolk- /jəʊk/ : lòng đỏ trứng – Chalk- /tʃɔːk/ : viên phấn – Balm- /bɑːm/: dầu thơm 10. Chữ N câm Quy tắc: N không được phát âm khi nó đi sau M và ở cuối từ. Ví dụ: – Autumn /ˈɔː.təm/: mùa thu – Hymn /hɪm/: thánh ca – Column /ˈkɒl.əm/: cột – Solemn /ˈsɒl.əm/: uy nghi, uy nghiêm 11. Chữ P câm Quy tắc: P không được phát âm ở đầu của nhiều từ mà có các chữ ghép như PS, PT và PN. Ví dụ: – Psychiatrist /saɪˈkaɪə.trɪst/: bác sĩ tâm thần – Pneumonia /njuːˈməʊ.ni.ə/: viêm phổi – Pneumatic /njuːˈmæt.ɪk/: lốp, hơi – Psychotherapy /ˌsaɪ.kəʊˈθer.ə.pi/: tâm lý trị liệu – Psychotic /saɪˈkɒt.ɪk/: chứng loạn thần – Psychologist /saɪˈkɒl.ə.dʒɪst/: nhà tâm lý học – Pseudonym /ˈsjuː.də.nɪm/: bút danh – Pterodactyl /ˌter.əˈdæk.tɪl/: loài thằn lằn ngón cánh 12. Chữ PH câm Quy tắc: PH đôi khi được phát âm thành F. Ví dụ: – Telephone /ˈtel.ɪ.fəʊn/: điện thoại – Paragraph /ˈpær.ə.ɡrɑːf/: đoạn văn – Alphabet /ˈæl.fə.bet/: bảng chữ cái – Epiphany /ɪˈpɪf.ən.i/: sự hiện hình – Sophomore /ˈsɒf.ə.mɔːr/: học sinh năm thứ 2 đại học ![]() 13. Chữ S câm Quy tắc: chữ S không được phát âm khi đứng trước chữ L trong nhữ từ sau: – Island /ˈaɪ.lənd/: hỏn đảo – Isle /aɪl/: cánh, gian bên – Islet /ˈaɪ.lət/: hòn đảo nhỏ 14. Chữ T câm Quy tắc: T không được phát âm trong những từ thông dụng sau đây: – Castle /ˈkɑː.sl̩/: lâu đài – Christmas /ˈkrɪs.məs/: giáng sinh – Fasten /ˈfɑː.sən/: buộc chặt, trói chặt – Listen /'lisn/: nghe, lắng nghe – Often /ˈɒf.ən/: thường thường – Whistle /ˈwɪs.l̩/: huýt sáo, thổi còi – Thistle /ˈθɪs.l̩/: cây kế – Bustle /ˈbʌs.l̩/: hối hả – Hasten /ˈheɪ.sən/: đẩy nhanh, thúc giục – Soften /ˈsɒf.ən/: làm mềm, làm cho dẻo – Rapport /ræˈpɔːr/: quan hệ – Gourmet /ˈɡɔː.meɪ/: người sành ăn – Ballet /ˈbæl.eɪ/: múa ba lê 15. Chữ U câm Quy tắc: U không được phát âm khi đi sau chữ G và đứng trước một nguyên âm. Ví dụ: – Guess /ɡes/: đoán, phỏng đoán, ước chừng – Guidance /ˈɡaɪ.dəns/: chỉ dẫn, chỉ đạo – Guitar /ɡɪˈtɑːr/ : đàn ghi ta – Guest /ɡest/: khách – Guild /ɡɪld/: phường hội – Guard /ɡɑːd/ : bảo vệ Học tiếng Anh qua mạng cho người mới bắt đầu về giao tiếp sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết đến các quy tắc này và thực hành chúng một cách nhuần nhuyễn. 16. Chữ W câm Quy tắc 1: W không được phát âm ở đầu mỗi chữ khi nó được đặt trước chữ R. Ví dụ: – Wrap /ræp/: ga phủ – Write /raɪt/: viết – Wrong /rɑːŋ/: sai – Wring /rɪŋ/: vặn, bóp – Wreck /rek/: sự phá hoại, phá hủy – Wrestle /ˈres.l̩/: cuộc đấu vật – Wrist /rɪst/: cổ tay Quy tắc 2: W không được phát âm trong những từ sau: – Who /huː/: ai – Whom /huːm/: ai ( đại từ quan hệ thay thế who) – Whole /həʊl/: đầy đủ, nguyên vẹn – Whoever /huːˈev.ər/: bất kỳ ai – Two /tuː/: hai, số 2 – Sword /sɔːd/: thanh kiếm – Answer-/ˈɑːn.sər/: trả lời 17. Âm câm Z Quy tắc: Z không phát âm khi đi trước "vous". Ví dụ: rendezvous /ˈrɑːn.deɪ.vuː/ Trên đây là 17 quy luật âm mà bạn cần thiết phải nhớ để phát âm tiếng Anh chuẩn. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình và đang băn khoăn không biết học tiếng Anh ở đâu tốt hãy đến với QTS – English. ![]() QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn luyện nghe tiếng Anh online hiệu quả mà còn giúp bạn có thể luyện nói tiếng Anh online với người nước ngoài 24/7, mọi lúc mọi nơi. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. QTS – English chương trình học Tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post Âm Câm Là Gì? Quy Luật Của 17 Âm Câm Cho Người Mới Học Tiếng Anh appeared first on . |
Làm Gì Trong 45 Phút Để Trở Thành “Thánh” Tiếng Anh Posted: 06 May 2018 12:14 AM PDT Mặc dù không thể phủ nhận tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống hiện nay, nhưng không phải ai cũng có thời gian để trau dồi khả năng Anh ngữ của mình. Vậy làm sao để cải thiện tiếng Anh cơ bản cho người mới học khi không có nhiều thời gian rảnh? Hãy cùng QTS – English tìm hiểu cách cải thiện tiếng Anh chỉ trong 45 phút mỗi ngày qua bài viết bên dưới nhé! ![]() 1. Hãy luyện nghe trong 10 phút. Bạn có biết chỉ với 10 phút luyện nghe hằng ngày, bạn đã có thể tạo cho mình thói quen phản xạ nghe tiếng Anh hiệu quả rồi không? Để có thể cải thiện kỹ năng nghe thì bạn nên chọn phương pháp luyện phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
10 phút không ít nhưng cũng không quá nhiều để bạn luyện tập, chính vì vậy điều quan trọng là mỗi người hãy tìm phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của chính bạn là điều quan trọng nhất. ![]() 2. Hãy luyện đọc trong 10 phút Nếu bạn đang tham gia các khóa học tiếng Anh cơ bản cho người mới học thì chắc chắn ngoài 10 phút luyện nghe còn cần phải luyện đọc nữa. Bạn nên lựa chọn chủ đề mà bạn yêu thích để luyện đọc. Tuy nhiên, nhớ chú ý lựa chọn những chủ đề và bài viết phù hợp với trình độ của mình (từ beginning đến advanced) để tránh sự chán nản và tăng hiệu quả của việc thực hành đọc bạn nhé. 3. Hãy luyện từ vựng trong 10 phút Bạn thử làm một phép tính nhỏ với phương pháp này nhé: mỗi ngày bạn có thể học ít nhất là 15 từ, mỗi tháng ít nhất là 450 từ và mỗi năm là 164.250 từ. Một con số ngoài sự tưởng tượng của bạn chỉ với 10 phút mỗi ngày đúng không? Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dành ra 5 phút để viết lại tất cả những từ mới mà bạn đã gặp trong 20 phút luyện nghe và luyện đọc trước đó. Sau đó bắt đầu học và ghi nhớ những từ đó, hãy luôn giữ bên mình một cuốn sổ ghi chép để lưu lại những từ mới và nghĩa của nó. Thỉnh thoảng bạn có thể giở ra và ôn lại để có thể nhớ lâu hơn. ![]() 4. Hãy luyện ngữ pháp trong 10 phút 10 phút luyện ngữ pháp chính là khoảng thời gian để bạn ôn lại những tiêu điểm ngữ pháp đã từng học. Sau khi đã ôn luyện những cấu trúc, từ vựng mà bạn đã gặp trong 10 phút thực hành nghe và 10 phút thực hành đọc, bạn hãy tiến hành tìm kiếm và học các cấu trúc ngữ pháp mới. Bạn có thể tham khảo ở các trang web học tiếng Anh online, vì mỗi ngày sẽ có những tiêu điểm ngữ pháp mới được giới thiệu (Tip of the Day). 5. Hãy luyện nói trong 5 phút Luyện nói hàng ngày đặc biệt quan trọng dù bạn chỉ dành ra 5 phút để thực hành. Hãy cố gắng nói chuẩn nhất có thể, tóm tắt lại những gì bạn đã nghe và đọc. Bạn nên luyện tập nói cùng bạn bè để có thể tăng hiệu quả học tập. Chỉ gói gọn trong vòng 45 phút mỗi ngày hoặc ít nhất là 4 ngày trong 1 tuần, bạn đã có thể tạo thành một thói quen học tiếng Anh cực tốt. Nếu như bạn giữ được thói quen này thì trình độ của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh chóng đấy. ![]() Để có được những giáo trình chất lượng, lộ trình học uy tín thì bạn nên tìm hiểu về các khóa học tại QTS – English. QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn học tiếng Anh cho người mới bắt đầu online 24/7, mọi lúc mọi nơi, mà còn giúp bạn học giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài hiệu quả. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. QTS – English chương trình tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post Làm Gì Trong 45 Phút Để Trở Thành “Thánh” Tiếng Anh appeared first on . |
Mách Bạn 8 Bước Cải Thiện Kỹ Năng Đọc Tiếng Anh Cấp Tốc Posted: 06 May 2018 12:13 AM PDT Thông thường bạn phải dành bao nhiêu thời gian để đọc một bài báo? Một bài tin tức? hay đơn giản chỉ là một mẩu truyện ngắn trong sách? Dù bạn có đang học tiếng Anh qua mạng cho người mới bắt đầu hay đang "mài mông" tại các trung tâm thì cũng nên xem qua 8 bước cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh cấp tốc qua bài viết dưới đây nhé! ![]() Bước 1: Luôn luôn chọn khoảng thời gian đặc biệt để đọc Nếu muốn cải thiện kỹ năng đọc hiểu của mình thì bạn cần có sự tập trung và nghiên cứu nhất định. Điều này có nghĩa là bạn nên dành một khoảng thời gian đặc biệt, hoàn toàn dốc hết tâm ý cho việc đọc, tránh để các yếu tố bên ngoài hoặc suy nghĩ phân tán tư tưởng. Tốt nhất là nên chọn không gian đọc không có tiếng ồn và các tác động khác. Các bước thực hiện:
Nếu thực hiện được tất cả những điều này thì bộ não sẽ “hiểu” rằng đó chính là lúc bạn đã sẵn sàng tập trung để đọc. ![]() Bước 2: Lựa chọn nội dung phù hợp để đọc Có 2 điều bạn nhất định phải nhớ khi chọn sách/báo để đọc đó là:
Tất nhiên, bạn có thể thử thách bản thân mình bằng cách lựa chọn nội dung có độ khó cao hơn một chút so với trình độ hiện tại. Tuy nhiên, đừng quá khó vì bạn sẽ không thể nào lĩnh hội được hoàn toàn ý của tác giả. ![]() Bước 3: Đặt câu hỏi trong quá trình đọc và sau khi đọc xong Muốn hiểu một cuốn sách đòi hỏi bạn phải làm nhiều hơn nữa chứ không đơn giản chỉ là đọc từng chữ. Vì vậy, trước khi đọc bạn hãy lướt nhanh qua nội dung, viết hoặc nói ra một vài câu mô tả chung về nội dung, ý nghĩa của tài liệu mà bạn đang đọc. Bằng cách này, bạn có thể nắm được liệu mình hiểu được bao nhiêu ý của tác giả và vẫn còn điều gì chưa thực sự thông suốt. Cách thực hiện bước này là: Một số câu hỏi mẫu mà bạn có thể tự hỏi trước khi đọc:
Một số câu hỏi mẫu mà bạn có thể tự hỏi sau khi đọc:
![]() Bước 4: Cải thiện sự thành thạo Bạn không thể nào hiểu hết được những gì bạn đọc nếu chỉ đọc từng từ thay vì đọc cả câu. Đó là lý do tại sao, muốn cải thiện kỹ năng đọc hiểu thì điều quan trọng là bạn phải cải thiện sự thành thạo trước. Thành thạo ở đây ám chỉ bạn đọc “mượt” như thế nào. Khi đọc thầm trong đầu, bạn nên tạo ra nhịp điệu cho từng từ. Các từ sẽ được kết nối với nhau một cách tự nhiên như lúc có ai đó đang nói chuyện với bạn. Cách thực hiện: Đa số các từ tiếng Anh thường là "sight word" – các từ phổ biến, xuất hiện với tần suất cao và không thể học được bằng cách sử dụng các hình ảnh, chẳng hạn như “the”, “of”, “and”, “a”, “without”, “once”, “past” hay “with”…. Bạn có thể luyện tập cách đọc các từ "sight word" bằng cách dành 1 hoặc 2 phút mỗi ngày để lướt qua danh sách các từ này và đọc chúng nhanh nhất có thể. Lưu ý rằng bài tập này là luyện đọc nhanh, chứ không phải đọc hiểu. Một khi đã quen với một tốc độ đọc thoải mái, bạn sẽ có thời gian để tập trung vào việc “hiểu” tốt hơn. ![]() Bước 5: Khi đã học được cách tăng tốc độ đọc thì hãy đọc chậm lại Khi đã học được cách đọc thành thạo, bạn có thể dừng lo lắng về tốc độ đọc của mình và hãy bắt đầu nghĩ tới ý nghĩa của từng câu chữ. Đây chính là lúc bạn cần đọc chậm lại rồi đấy. Cách tuyệt vời để tự giảm tốc độ đọc đó chính là đọc to câu văn. Điều này không chỉ giúp bạn luyện đọc – hiểu mà còn cải thiện cả kỹ năng phát âm, nghe và nói nữa. Hãy tập trung đọc và phát âm từng từ một cách cẩn thận nhé. Ngoài ra, cũng có một cách khác để kiểm soát tốc độ đọc đó là note và ghi ra giấy các câu hỏi. Còn nếu bạn không có không gian để luyện đọc to rõ mỗi ngày thì có thể đến với các lớp học tiếng Anh online cho người đi làm. ![]() Bước 6: Đặt nhiều câu hỏi Bạn càng đặt nhiều câu hỏi về những gì đang đọc thì bạn càng có cơ hội khám phá sâu hơn ý nghĩa của chúng. Cách thực hiện:
![]() Bước 7: Đọc lại một lần nữa Chắc chắn rằng việc đọc một cuốn sách chỉ một lần chưa đủ để bạn có thể lĩnh hội được thông điệp của tác giả, đặc biệt là với những tác phẩm mang tính nghiên cứu chuyên sâu. Do vậy, đọc lại là cách tuyệt vời giúp bạn giải mã ý nghĩa của từng câu chữ, tìm kiếm những nội dung mà bạn đã vô tình bỏ qua trong lần đọc đầu và ghi nhớ nội dung sâu hơn nữa. Cách thực hiện:
Lần thứ nhất đọc, bạn hiểu được cuốn sách đề cập đến vấn đề gì. Lần thứ hai đọc, bạn hiểu được tác giả đang thực sự muốn nói gì và lần thứ ba đọc, bạn sẽ hiểu được những nội dung đó có tác động như thế nào đối với cuộc sống hiện tại của mình. ![]() Bước 8: Đọc nhiều thể loại Không chỉ sách, báo, bạn có thể đọc email, blog, tweet… Càng đọc nhiều nội dung bằng tiếng Anh thì bạn càng hiểu sâu hơn ngôn ngữ này. Đừng chỉ đọc một loại nội dung duy nhất mà hãy đa dạng hóa để hiểu các từ ngữ thay đổi như thế nào trong các ngữ cảnh khác nhau và bạn sẽ thấy tiếng Anh thú vị hơn rất nhiều. ![]() Trên đây là 8 bước để bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh của mình một cách tốt hơn. Ngoài ra, đọc không vẫn chưa đủ, bạn nên trau dồi cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết để không chỉ giao tiếp tốt mà còn phục vụ cho công việc của mình. QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn học tiếng Anh cho người mới bắt đầu online 24/7, mọi lúc mọi nơi, mà còn giúp bạn viết thư thương mại bằng tiếng Anhhiệu quả. Cùng với tài nguyên học không giới hạn với hơn 10,000 bài học thuộc 54 chủ đề, QTS – English mang đến một môi trường giáo dục thật sự đa dạng, mang tính toàn cầu. QTS – English chương trình tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.
The post Mách Bạn 8 Bước Cải Thiện Kỹ Năng Đọc Tiếng Anh Cấp Tốc appeared first on . |
You are subscribed to email updates from a feed. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home