The Business Times: 3 Món cháo ăn dặm giúp bé phát triển chiều cao – cân nặng hiệu quả
The Business Times: 3 Món cháo ăn dặm giúp bé phát triển chiều cao – cân nặng hiệu quả | ![]() |
- 3 Món cháo ăn dặm giúp bé phát triển chiều cao – cân nặng hiệu quả
- 3 Môn thể thao mùa đông cho bé tăng cân không lo bị bệnh
- 5 Thực phẩm kết hợp với thịt giúp bé tăng cân đều đặn
- Các bệnh mùa mưa bé thường gặp
- Những môn thể thao giúp bé 2 tuổi phát triển cân nặng
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TRẺ SUY DINH DƯỠNG
- NHỮNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG GIÚP CHO BÉ 4 TUỔI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
- BA NGUYÊN NHÂN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
- THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ MÀ MẸ CẦN BIẾT
- HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN SỮA CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG
3 Món cháo ăn dặm giúp bé phát triển chiều cao – cân nặng hiệu quả Posted: 25 Jan 2018 07:21 PM PST Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự phát triển của trẻ nhỏ. Đòi hỏi các mẹ phải có sự lựa chọn khéo léo, chính xác các món ăn dặm cho con, nhằm giúp bé phát triển nhanh, toàn diện mà lại an toàn. Cho bé ăn dặm đúng giúp bé phát triển toàn diện Ngoài sữa mẹ, giai đoạn này mẹ cũng có thể luân phiên thay đổi bữa ăn cho bé bằng sữa bột, bột ăn dặm hoặc cháo. Dưới đây là gợi ý 3 món cháo ăn dặm giúp bé phát triển chiều cao – cân nặng hiệu quả cho các mẹ: 1/ Cháo gà, hạt sen Cháo gà cung cấp nhiều dinh dưỡng với hàm lượng tinh bột và protein để bé phát triển tốt nhất, đồng thời hạt sen có tác dụng giải nhiệt, cung cấp nhiều vitamin cho bé. Đây là món ăn dặm không thể thiếu cho thực đơn ăn dặm của bé vào mùa hè. Cách làm:
Tăng cân cho bé với cháo gà, hạt sen 2/ Cháo trứng Trứng gà là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, cung cấp protein và đạm cho trẻ. Cách làm:
Cháo trứng giúp bé tăng cân – tăng chiều cao hiệu quả
Thay vì tăng cân cho trẻ bằng cách cho trẻ uống các loại sữa giúp bé tăng cân, giai đoạn này, các mẹ có thể kết hợp uống sữa với ăn cháo bí đỏ cho bé ăn dặm, vừa làm thay đổi khẩu vị, kích thích bé ăn ngon, lại vừa đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho con mỗi ngày. Cách làm:
Cháo ăn dặm bí đỏ kết hợp với sữa tăng cân sẽ giúp bé phát triển toàn diện Lưu ý: Mẹ chọn sữa tăng cân cho trẻ hoặc sữa phát triển chiều cao thì nên chọn đúng theo tình trạng sức khỏe của bé. Đối với sữa giúp bé tăng cân, các mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm Grow plus đỏ của Nutifood. Đây là dòng sản phẩm mới, được đánh giá tốt trong việc giúp bé tăng trưởng chiều cao, cân nặng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Sản phẩm có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng sữa hoặc siêu thị trên toàn quốc. Đó là một số món cháo và các lưu ý để mẹ giúp con tăng cân, phát triển toàn diện. Chúc các mẹ chọn được thực đơn tốt nhất cho sự phát triển của con mình. Tham khảo các bài viết
The post 3 Món cháo ăn dặm giúp bé phát triển chiều cao – cân nặng hiệu quả appeared first on . | ||||||||||||||||||||||||
3 Môn thể thao mùa đông cho bé tăng cân không lo bị bệnh Posted: 25 Jan 2018 07:17 PM PST Tham gia hoạt động thể thao là một trong những phương pháp được khoa học chứng minh, giúp trẻ nhỏ phát triển cả về thể chất và tinh thần. Mùa đông ở nước ta với tính chất lạnh sẽ dễ làm cho trẻ nhỏ mắc phải các bệnh thời tiết khi tham gia thể thao, nên việc lựa chọn môn thể thao cho bé tham gia vào mùa đông trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, đi kèm với việc cho bé chơi thể thao, các mẹ thường phải đặt ra câu hỏi: thực phẩm nào, sữa nào giúp trẻ tăng cân, tăng sức đề kháng vào mùa đông để trẻ có thể tự do chơi đùa, không lo bị bệnh. Điều mẹ băn khoăn về sức khỏe của bé Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các môn thể thao giúp bé tăng cân mà không lo bị bệnh. 1/ Chạy bộ Chạy là một môn thể thao tốt trong tất cả các mùa, chuyên gia kiến nghị trẻ nên chạy bước ngắn, khi chạy hai tay đặt lên vai, khuỷu tay xoay về phía trước, chạy nhảy với tốc độ nhanh khoảng 25-50m, lặp lại 4-6 lần, sau mỗi lần nghỉ một chút, sau đó chạy xuống dốc. Việc chạy bộ giúp trẻ giải phóng năng lượng, hấp thụ dinh dưỡng từ các bữa ăn và sữa bột tốt hơn, giúp trẻ tăng cân và tăng sức đề kháng hiệu quả. Các bài tập chạy bộ giúp bé khỏe hơn 2/ Đạp xe Khi trẻ đạp xe sẽ giải phóng năng lượng, vận động cơ, giúp tăng chiều cao, cân nặng, giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trẻ còn có cơ hội khám phá thế giới (đường xá, cây cối, phố phường,…), tiếp xúc với môi trường xung quanh, giao tiếp với bố mẹ (trong quá trình tập xe). Những yếu tố này làm tăng sự gắn kết giữa trẻ với gia đình, xã hội, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc bệnh tự kỉ. Bé tập đạp xe
Đá bóng giúp trẻ em phản xạ nhanh hơn, kích thích thị giác, thính giác (do phải nhìn, nghe, đoán bóng) và tăng sức bền của cơ thể (do thường xuyên phải di chuyển trên sân). Đồng thời, rèn luyện ý thức tập thể, tinh thần đồng đội, bớt rụt rè, hòa đồng hơn với mọi người, giúp trẻ không chỉ khỏe mạnh mà còn phát triển toàn diện nhân cách trong tương lai. Bóng đá giúp trẻ tăng tinh thần đồng đội Ngoài việc cho bé chơi các môn thể thao thích hợp vào mùa đông, để đảm bảo sức khỏe cho bé và giúp bé phát triển toàn diện, các mẹ cũng không thể quên cân đối đến chế độ dinh dưỡng của bé. Sữa gì cho bé tăng cân đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho bé vào mùa đông ? Dòng sản phẩm Nuti grow plus là một gợi ý cho các bà mẹ bỉm sữa để bổ sung dinh dưỡng cho bé vào mùa đông năm nay, giúp bé luôn khỏe mạnh và tự do chơi thể thao, khám phá thể giới suốt 4 mùa trong năm ! Tham khảo các bài viết:
The post 3 Môn thể thao mùa đông cho bé tăng cân không lo bị bệnh appeared first on . | ||||||||||||||||||||||||
5 Thực phẩm kết hợp với thịt giúp bé tăng cân đều đặn Posted: 25 Jan 2018 07:13 PM PST Để trẻ nhỏ học hỏi nhanh, phát triển toàn diện, sức khỏe là tiền đề và là vấn đề đang được các mẹ quan tâm hàng đầu. Hiện nay có rất nhiều gia đình phải đau đầu về vấn đề cân nặng của con mình, làm thế nào để thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, giúp bé tăng cân đều đặn, đảm bảo sức khỏe? Tăng cân ở trẻ nhỏ đang là vấn đề nan giải của nhiều mẹ Ngoài thành phần chính của bữa ăn là tinh bột và thịt, chúng tôi đưa ra cho các mẹ 5 thực phẩm kết hợp với thịt, nhằm giúp trẻ nhỏ tăng cân đều đặn, đảm bảo sức khỏe sau:
Quả bơ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các bé nhẹ cân vì chúng rất giàu chất béo và calo. Ngoài ra bơ cũng rất giàu dinh dưỡng và đây là nguồn cung cấp chất béo tự nhiên tốt hơn bất cứ loại sản phẩm nào khác. Sau khi ăn bữa chính với thịt, mẹ có thể cho con ăn trực tiếp bơ chín hoặc làm sinh tố bơ sữa tươi ( nên chọn những loại )
Trứng là một thực phẩm giàu protein và chất béo, giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên, do lượng cholesterol và mỡ cao, khó tiêu hóa nên cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá 1-2 quả/ ngày. Với trẻ sơ sinh, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ khi đã được 7 tháng tuổi, lòng trắng trứng thì phải sau 9 tháng tuổi để tránh dị ứng. Mẹ cũng có thể chiên trứng cùng với thịt để thay đổi khẩu vị cho con, giúp bé cảm thấy thích thú với bữa ăn của mình. Trứng là thực phẩm bổ dưỡng khi kết hợp cùng thịt
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh là một loại rau cực kỳ tốt cho sức khỏe. Chúng rất giàu vitamin A, B, C, K và chất xơ, sắt, canxi, magie, phospho, kali, kẽm, selen,… Không chỉ thế, bông cải xanh có hàm lượng DHA cao, rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Kẽm, vitamin nhóm B, selen kích thích trẻ ăn ngon miệng, trẻ ăn nhiều hơn và tăng cân dễ dàng. Nếu bé nhà mẹ biếng ăn thì sao không thử kết hợp bông cải xanh và thịt để làm bé thấy thú vị hơn.
Cà rốt là một loại củ rất giàu beta caroten (tiền vitamin A). Nó giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh do nhiễm vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, 1 tuần cha mẹ chỉ nên cho con ăn 2-3 lần là đủ, để tránh táo bón hoặc ngộ độc do thừa vitamin A. Cà rốt có thể nấu canh cùng với thịt để giúp bé cảm thấy ngon miệng và dễ nuốt hơn. Cà rốt kết hợp cùng thịt có thể giúp bé thay đổi khẩu vị
Sữa là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho trẻ nhanh, đầy đủ nhất. Đặc biệt, sữa giúp trẻ tăng cân nhanh, và cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của bé. Ngoài thịt, cá, trứng… mỗi ngày 1-2 cốc sữa là một trong những giải pháp tối ưu giúp trẻ tăng cân. Tuy nhiên, sữa nào cho bé tăng cân tốt nhất? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa giúp trẻ tăng cân nhanh, bạn nên chọn sữa tăng cân cho trẻ của các hãng uy tín và phù hợp với thể trạng của trẻ. Tham khảo các bài viết:
The post 5 Thực phẩm kết hợp với thịt giúp bé tăng cân đều đặn appeared first on . | ||||||||||||||||||||||||
Các bệnh mùa mưa bé thường gặp Posted: 25 Jan 2018 07:08 PM PST Mùa mưa luôn là mùa của khí hậu ẩm thấp, là mùa tạo điều kiện cho các loại viruts, ký sinh trùng gây bệnh hoành hành. Đặc biệt ở trẻ nhỏ – hệ miễn dịch còn rất kém nên dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp, cảm, sốt… Các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về các bệnh bé thường gặp để phòng tránh, bảo vệ con mình tốt hơn. 1/ Viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm. Nhưng nếu không được điều trị hợp lý, bệnh kéo dài và không tốt cho hệ hô hấp của bé. Trẻ bị viêm mũi dị ứng Biểu hiện lâm sàng: Ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, khô họng, ngạt mũi nhiều lúc phải thở bằng miệng, chảy nước mũi trong, có khi gây sốt khoảng 39 độ C,.. Điều trị: Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội cho trẻ sạch sẽ để loại hết tác nhân gây dị ứng (trên tóc, da) và tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng để phòng tránh tốt hơn. 2/ Cảm cúm, cảm lạnh Trẻ bị dính mưa hoặc không giữ ấm cho cơ thể, không giữ vệ sinh sạch sẽ,.. sẽ có thể bị cảm cúm, cảm lạnh. Biểu hiện lâm sàng: Đau đầu, đau người, sốt, ho và mệt mỏi. Bệnh này có thể tự khỏi nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý, tránh để trẻ sốt quá lâu vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm viêm phổi do vi khuẩn và suy nội tạng. Điều trị: Để tránh trẻ mắc bệnh mùa này, nhất là những trẻ nhỏ, cha mẹ cần giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo, lau người ngay khi trẻ ra mồ hôi để tránh nhiễm lạnh, và nên tắm cho trẻ với loại xà phòng hoặc sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ hàng ngày, để giúp trẻ tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh. 3/ Viêm họng cấp Vào mùa mưa, nhiệt độ ẩm thấp và thường có sự thay đổi đột ngột nên nhiều trẻ sẽ bị viêm họng cấp. Mùa mưa trẻ có thể bị viêm họng cấp Biểu hiện lâm sàng: Sốt cao 39-40°C, kèm theo nuốt đau, rát họng, khàn tiếng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Điều trị: Giữ ấm cho con, nhất là vùng họng, cổ thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của con. 4/ Sốt xuất huyết Theo các chuyên gia y tế mùa mưa cũng là mùa của bệnh sốt xuất huyết, do muỗi sinh sản nhiều. Trẻ thường hoạt động nhiều dẫn đến thân nhiệt cao, ra nhiều mồ hôi, nhịp thở nhanh nên dễ bị muỗi đốt và có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn người lớn. Biểu hiện lâm sàng: Sốt cao và xuất huyết, trẻ thường sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn,.. Xuất huyết có thể ở nhiều dạng, bao gồm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, ói hoặc đi cầu ra máu,.. Trẻ bị sốt xuất huyết vào mùa mưa Điều trị: Hạ sốt và bổ sung nước, dinh dưỡng cho trẻ. Trong 1 số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn,… Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết. Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa mưa. Để đảm bảo sức khỏe tốt cho bé, các mẹ cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt, đặc biệt ngoài việc sử dụng sữa nào cho bé tăng cân, các mẹ cần phải chú ý đến việc tăng hệ miễn dịch cho bé. Sữa Grow plus được đánh giá không những bổ sung dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi mà còn tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với Selen, Vitamin A – C – E giúp các mẹ yên tâm về sức khỏe của bé trong mùa mưa. Đó là một số bệnh mà bé hay gặp vào mùa mưa, mong rằng với những chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp các mẹ có thêm kỹ năng và kinh nghiệm chăm sóc con yêu lớn khỏe mỗi ngày. Tham khảo các bài viết
The post Các bệnh mùa mưa bé thường gặp appeared first on . | ||||||||||||||||||||||||
Những môn thể thao giúp bé 2 tuổi phát triển cân nặng Posted: 25 Jan 2018 07:03 PM PST Nhiều bà mẹ khi con bước vào giai đoạn 2 tuổi, thường gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển, và luôn đặt ra câu hỏi sữa nào cho bé tăng cân? Họ chỉ dành thời gian để tìm câu trả lời, và thay đổi rất nhiều loại sữa cho con mà quên mất rằng, ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, trẻ nhỏ cần được vận động đúng cách để phát triển toàn diện. Thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện Những môn thể thao phù hợp sẽ góp phần không nhỏ trong việc kích thích sự phát triển của bé cả về cân nặng và chiều cao 1/ Chạy Hầu như các bé 2 – 3 tuổi đều chưa sẵn sàng cho các môn thể thao đồng đội phức tạp. Ở độ tuổi này, bé thích chạy nhảy tự do nên không quen với việc tham gia thi đấu thể thao một cách có tổ chức. Giai đoạn này, những vận động thể chất của bé chủ yếu xoay quanh chạy, nhảy và đuổi bắt. Bố mẹ nên cùng ra sân chơi đùa và chạy nhảy với bé để giúp con phát triển kỹ năng cũng như thể chất. Bé tự do chạy nhảy khám phá thế giới sẽ giúp con phát triển toàn diện 2/ Các tips tập thể dục khác cho trẻ và cha mẹ Ngoài việc cùng bé tham gia chạy nhảy, cha mẹ có thể chơi cùng bé các hoạt động sau:
Các trò chơi là vô tận, bạn có thể tự nghĩ ra các trò chơi thích hợp cho trẻ. Ngoài ra, giới hạn số lượng thời gian con bạn xem truyền hình (bao gồm cả DVD và video) hoặc chơi trên máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, để bé có thêm thời gian vận động và phát triển toàn diện. Bố mẹ chơi cùng tạo hứng khởi cho bé Chính các hoạt động thể thao này vừa kích thích sự ham học hỏi, tạo niềm vui cho bé, vừa làm tiêu hao năng lượng giúp bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn, các mẹ sẽ không còn phải lo lắng nhiều về việc tìm loại sữa nào giúp trẻ tăng cân. Lưu ý: Tuy việc vận động giúp trẻ phát triển cân nặng, nhưng các mẹ cũng không nên thấy bé ăn uống tốt hơn mà xem nhẹ chế độ dinh dưỡng. Để bé phát triển toàn diện, các mẹ cần có sự kết hợp hoàn hảo giữa chế độ ăn, các bài thể dục và đặc biệt là không thể bỏ qua việc uống sữa bột của bé. Sản phẩm Grow plus nuti kết hợp với các bài tập thể dục sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo cho việc tăng cân nặng ở trẻ nhỏ. Tham khảo các bài viết:
The post Những môn thể thao giúp bé 2 tuổi phát triển cân nặng appeared first on . | ||||||||||||||||||||||||
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TRẺ SUY DINH DƯỠNG Posted: 25 Jan 2018 06:58 PM PST Suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ em – đa số các bậc làm cha làm mẹ đều hiểu điều đó, tuy nhiên không ít người vẫn tỏ ra khá bối rối nếu như tình trạng này xảy ra đối với con em mình. Vậy nếu như con trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý những vấn đề gì? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc đó. Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng cần đưa đi khám bác sĩ (ảnh minh họa) Theo dõi trẻ thường xuyên để phát hiện dấu hiệu suy dinh dưỡng Khi trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng kéo dài, thể chất và tinh thần của trẻ cũng ảnh hưởng theo. Ba mẹ để ý sẽ thấy trẻ không hoạt bát, thường xuyên quấy khóc, dễ giật mình khi ngủ. Đến các giai đoạn mọc răng, tập đi trẻ vẫn không có răng, không đi đứng khoẻ mạnh như các bạn nhỏ khác. Đối với trẻ lớn hơn, sức đề kháng yếu sẽ khiến trẻ dễ bị ốm vặt. Để chẩn đoán tính trạng bệnh chắc chắn, ngay khi có những dấu hiệu trên, ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám. Các bác sĩ dinh dưỡng sẽ đưa ra lời khuyên với từng trẻ. Theo dõi và phát hiện các dấu hiệu suy dinh dưỡng sớm để đưa trẻ đi khám kịp thời Tăng cường chất và lượng cho bữa ăn Nên bổ sung 2 – 3 bữa ăn phụ đối với trẻ suy dinh dưỡng. Các bữa phụ có thể là trái cây, bột ngũ cốc dinh dưỡng, các loại sinh tố,… Đối với bữa ăn chính, ba mẹ nên nấu đa dạng món ăn hơn. Khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn bằng cách tạo không khí ăn uống vui vẻ. Trẻ suy dinh dưỡng thường có biểu hiện biếng ăn. Đừng ép trẻ ăn đến mức căng thẳng. Điều ấy chỉ làm cả trẻ và gia đình thêm mệt mỏi. Thay vì thế, trẻ ăn gì, ba mẹ nên ăn món tương tự thế, khiến cho trẻ hiểu rằng "món ăn của con rất ngon, ba mẹ cùng ăn với con nhé". Nếu trẻ chê một món nào đó, cũng đừng gây áp lực cho con, ép buộc con ăn hết ngay lập tức. Ba mẹ có thể thay thế món ăn khác, có dưỡng chất tương tự. Vài ngày sau nấu lại món cũ để con tập ăn dần. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn là một trong những cách giúp con thoát khỏi suy dinh dưỡng Bổ sung sữa trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ Sữa là thực phẩm dễ bổ sung nhất đối với trẻ suy dinh dưỡng. Các loại sữa công thức được nghiên cứu riêng dành cho trẻ suy dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể trẻ những dưỡng chất tối ưu hơn. Trong đó có thể chứa một số dưỡng chất như lysin, Inulin,… để kích thích ngon miệng ở trẻ. Sữa GrowPLUS+ cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi là dòng sản phẩm sữa do thương hiệu uy tín Nutifood sản xuất. Đây là sản phẩm sữa được khá nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn cho con. Mẹ có thể tham khảo GrowPLUS+ của NutiFood Cũng giống như một cái cây còi cọc, yếu đuối, trẻ suy dinh dưỡng cần được ba mẹ quan tâm và thiết kế chế độ chăm sóc đặc biết. Liên tục theo dõi từng biểu hiện và dấu hiệu của con để có những biện pháp, chế độ ăn thích hợp, thích ứng nhanh chóng từng giai đoạn phát triển của bệnh. Để tham khảo các thông tin dinh dưỡng cho trẻ, mẹ vui lòng đọc thêm tại đây hoặc đặt câu hỏi cho bác sĩ dinh dưỡng của NutiFood qua tổng đài (028) 38 255 777. Tham khảo các bài viết
The post NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TRẺ SUY DINH DƯỠNG appeared first on . | ||||||||||||||||||||||||
NHỮNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG GIÚP CHO BÉ 4 TUỔI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Posted: 25 Jan 2018 06:53 PM PST Thực đơn dinh dưỡng cho bé 4 – 5 tuổi cần đảm bảo đủ dưỡng chất gồm tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu để trẻ phát triển toàn diện. Thực đơn ăn uống cho bé hàng ngày cần phải đủ dưỡng chất Từ 4 – 5 tuổi, trẻ cần rất nhiều dưỡng chất và năng lượng để vận động và phát triển. Đây vẫn là khoảng thời gian phát triển vàng của trẻ. Việc bố mẹ chú trọng vào khẩu phần ăn, số lượng bữa ăn trong ngày để giúp con tăng trưởng là một công việc cực kì quan trọng để trẻ có thể lớn lên khoẻ mạnh, thông minh toàn diện. Trẻ cũng giống như chúng ta, nếu ăn hoài một món trong một tuần sẽ rất chán, nhưng được thay đổi đa dạng, không chỉ làm trẻ thích thú, ăn uống vui vẻ hơn mà còn giúp trẻ có đầy đủ dinh dưỡng. Trẻ 4 – 5 tuổi đã có chính kiến riêng của bản thân, thích ăn một số món và cũng ghét một vài thực phẩm. Cha mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, nhưng đồng thời cũng cần giải thích cho bé hiểu loại thực phẩm nào là tốt hay không tốt. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn uống theo sở thích của bố mẹ, điều này khiến bé cảm thấy chán ăn, sợ ăn và có cảm giác tủi thân vì nghĩ cha mẹ không hiểu mình. Chế độ ăn của trẻ phải cân bằng và khoa học Trong bữa ăn của trẻ 4 – 5 tuổi cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm: đạm, sắt, kẽm, selen, iot, folate, vitamin A, choline, DHA, ARA,… Mỗi ngày bé cần ăn đủ 3 bữa ăn chính, có thể bổ sung thêm 1-2 bữa phụ với các loại thực phẩm như sữa chua, váng sữa, bánh flan, trái cây… Khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ nên cho thêm 1 – 2 thìa dầu ăn (dầu cá hồi, dầu gấc, dầu oliu, hoặc dầu mè) sẽ giúp bé tăng cường hấp thu các vitamin và phát triển tốt hơn. Bé cần được cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết để phát triển toàn diện Thực đơn cho trẻ cần đan xen những món ăn bé yêu thích Dưới đây là một số thực đơn dinh dưỡng cho bé 4 – 5 tuổi mà mẹ có thể tham khảo: Thực đơn 1: Bữa sáng (6h30 – 7h30): Một chén mì nấu nước lèo thịt heo băm, cải bó xôi và nửa ly sữa (100-150ml). Bữa phụ (9h): Một hũ yaourt. Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm ăn cùng thịt bò xào khoai tây, canh bí nấu tôm, dưa hấu. Bữa phụ (14h – 14h30): Sữa tươi hoặc sữa công thức. Bữa chiều (17h – 17h 30): Cơm với cá nục kho mềm, rau xào thập cẩm và canh cà chua trứng, chuối chín. Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa.
Thực đơn 2: Bữa sáng (6h30 – 7h30): Súp thịt bò khoai tây, phô mai. Bữa phụ (9h): 1 hộp sữa. Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm, thịt viên sốt cà chua, canh cải dún nấu tôm, vú sữa. Bữa phụ (14h – 14h30): Bánh bông lan. Bữa chiều (17h – 17h 30): Cơm, trứng chiên thịt nấm rơm, canh bí đỏ nấu thịt, đu đủ chín. Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa. Thực đơn 3: Bữa sáng (6h30 – 7h30): Bánh mì sandwich ăn kèm trứng ốp la, cà chua, nửa ly sữa. Bữa phụ (9h): Một hũ yaourt Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm, cá thu kho thơm, canh cua nấu rau mồng tơi, sa bô chê. Bữa phụ (14h – 14h30): Sữa, bánh quy. Bữa chiều (17h – 17h 30): Cơm, mướp giá xào gan gà, canh khoai môn nấu thịt, chuối chín. Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa. Mẹ có thể dựa vào những thực đơn gợi ý này và thay đổi thành phần món chính để bữa ăn của trẻ phong phú hơn mà vẫn đảm bảo đủ chất cần thiết hoặc tham khảo thêm những thông tin dinh dưỡng bổ ích tại đây. Tham khảo các bài viết:
The post NHỮNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG GIÚP CHO BÉ 4 TUỔI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN appeared first on . | ||||||||||||||||||||||||
BA NGUYÊN NHÂN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI Posted: 25 Jan 2018 06:47 PM PST Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng có thể dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe. Vậy nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi là gì? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Chế độ dinh dưỡng cho bé nghèo nàn, không hợp lý Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nguyên nhân này phần lớn là do một số cha mẹ chưa đủ kiến thức trong việc nuôi dạy con trẻ: Cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần: trẻ em rất hiếu động, tiêu hao năng lượng nhiều nên cần rất nhiều năng lượng cho sự phát triển thể trạng và trí óc. Nếu mẹ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ thì lượng tiêu hao sẽ nhiều hơn lượng hấp thụ, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hay không hợp lý là nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng Cho bé ăn dặm không đúng cách: Cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi để bé cứng cáp hơn là một quan điểm sai lầm. Hoặc mẹ cho bé ăn dặm không đúng cách, thức ăn đơn điệu không đủ 4 nhóm thực phẩm, thiếu dầu ăn, thiếu rau, chỉ cho ăn nước hầm mà không cho ăn cả xác thực phẩm… Do vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Cho bé ăn dặm không đúng cách có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng 2. Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng Có một số bệnh lý mà trẻ thường hay mắc phải như: viêm đường hô hấp, tiêu chảy… nhất là ở những trẻ không được bú sữa mẹ thì xác suất mắc bệnh sẽ cao hơn những trẻ bình thường. Mắc bệnh lý nhiễm trùng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ Khi bệnh, trẻ chán ăn, ăn kém, trong khi nhu cầu dinh dưỡng tăng hơn, bên cạnh đó việc trẻ uống các loại thuốc kháng sinh để điều trị vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. 3. Sinh non, thiếu sữa mẹ, cai sữa quá sớm Sữa mẹ là thực phẩm không thể thay thế trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Nếu mẹ cai sữa sớm mà không bổ sung lại đủ lượng dinh dưỡng cần thiết thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ cần làm gì? Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho bé suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi Khi trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, các mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như: cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, bổ sung đầy đủ các nguồn dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả chín. Khi nấu thức ăn cho trẻ, nên tăng thêm lượng dầu mỡ để bổ sung thêm năng lượng trong thức ăn của trẻ. Tuy nhiên, tốt hơn hết là mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ dinh dưỡng thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý, để có thể cải thiện được tốt nhất, nhanh chóng nhất tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Hoặc sử dụng dinh dưỡng đặc trị từ chuyên gia Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các mẹ hiểu hơn về nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ để từ đó có cách phòng tránh cũng như kịp thời đưa ra phương hướng điều trị hợp lý, giúp cho bé có sự phát triển bình thường và tăng cân khỏe mạnh như bao trẻ khác. Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ nhỏ, mẹ có thể tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây mẹ nhé! Tham khảo các bài viết:
The post BA NGUYÊN NHÂN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI appeared first on . | ||||||||||||||||||||||||
THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ MÀ MẸ CẦN BIẾT Posted: 25 Jan 2018 06:41 PM PST Vấn đề dinh dưỡng của trẻ trong những năm đầu đời tối quan trọng. Bé không chỉ cần cung cấp năng lượng cho nhu cầu vận động cơ bản như người lớn mà còn cần nhiều dưỡng chất để tăng trưởng thể chất và phát triển trí thông minh. Để thấy rõ điều này, các mẹ nên xem bảng so sánh nhu cầu hàng ngày của trẻ và người lớn. Ta sẽ nhận ra sự quan trọng của thực phẩm đối với trẻ:
Ta có thể thấy nhu cầu của trẻ dưới 1 tuổi đã cao hơn người lớn rất nhiều. Nhưng làm sao chúng ta có thể ở đó mà tính toán mãi được. Dưỡng chất có trong thức ăn hàng ngày là như thế nào? Các ba mẹ đâu phải chuyên gia mà đem đồ ăn lên cân đo đong đếm mãi. Rồi biết làm sao là con đã ăn đủ? Với trẻ đang bú sữa mẹ thì mẹ chỉ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đa dạng là con có thể nạp đủ năng lượng rồi. Nhưng với trẻ đã bắt đầu ăn thức ăn như người lớn thì sao? Đó là lí do mà tháp dinh dưỡng dành cho trẻ từ 2 tuổi ra đời. Tháp dinh dưỡng cho bé giai đoạn 2 – 5 tuổi Trong mỗi tháp dinh dưỡng, theo thứ tự từ dưới lên trên bao gồm có 6 nhóm thực phẩm chính, cụ thể như sau: – Ngũ cốc – Rau xanh – Trái cây – Các sản phẩm từ sữa – Thịt, đậu và các loại hạt – Thực phẩm từ chất béo Lúc này mẹ vẫn nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ngày. Ngoài 3 bữa chính, bé sẽ được ăn thêm 1–2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và lúc xế chiều. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là đối với các bé 3 tuổi biếng ăn thì mỗi ngày bé cần được cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm với lượng thức ăn như sau: – Từ 120 -160g gạo tẻ, ngoài ra mẹ cũng có thể thay thế bằng bún, mì, phở và giảm lượng gạo. – Từ 150 -200g chất đạm từ thịt, cá, tôm, hải sản, đậu hũ… chia đều thành 4 bữa. – Từ 40g dầu mỡ, chia đều mỗi bữa khoảng 10g tương ứng với khoảng 2 thìa cà phê. – Từ 100-150g rau xanh, những loại rau xanh tốt nhất cho bé có thể là rau cải xanh. – 100-150g quả chín Bổ sung sữa vào thực đơn dinh dưỡng của bé – Từ 400 – 500ml sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần được tăng cường bổ sung một số vi chất dinh dưỡng nhiều hơn và mẹ nên chọn loại sữa đặc trị cho trẻ với công thức chuyên biệt, ba mẹ nên tham khảo sản phẩm GrowPLUS+ – dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi của NutiFood tại đây. Có thể nói việc sử dụng tháp dinh dưỡng là cách giúp mẹ có được chế độ chăm sóc bé khoa học, hợp lý nhất. Nếu có bác sĩ gia đình, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được sự tư vấn kỹ càng và phù hợp cho con yêu của mình. Tham khảo các bài viết:
The post THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ MÀ MẸ CẦN BIẾT appeared first on . | ||||||||||||||||||||||||
HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN SỮA CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG Posted: 25 Jan 2018 06:35 PM PST Suy dinh dưỡng thấp còi khiến cho đứa trẻ gầy yếu hoặc bệnh vặt liên miên. Rồi có những đứa trẻ trông thì to nhưng lại là mập giả. Tức là người thì mập nhưng bên trong lại rất yếu, thiếu chất. Vì đâu mà ngày nay số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng lại nhiều đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu và nghe lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng để tìm cách giúp bé phát triển bình thường trở lại nhé. Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng Có nhiều nguyên nhân gây nên sự gầy ốm, suy dinh dưỡng của trẻ. Một số bệnh truyền nhiễm, hoặc bệnh mạn tính phải chữa chạy lâu dài khiến trẻ chán ăn, ăn ít, lâu dần cũng dẫn tới suy dinh dưỡng. Có những trẻ suy dinh dưỡng do kiêng sai lầm, cữ quá đáng khiến cho trẻ bị ốm đói. Có trẻ đã hơn 6 tháng tuổi rồi vẫn chỉ nhai "vú da" của mẹ mãi, không được cho ăn thêm các thức ăn khác nên cũng gầy yếu liên miên. Trẻ bị sinh non, thiếu hụt sữa mẹ vào những năm tháng đầu đời; chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không khoa học và hợp lý; trẻ mắc phải những bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp,… khiến sức khỏe và sự phát triển đều bị ảnh hưởng theo. Đường tăng trưởng của con nằm ngang hoặc đi xuống là dấu hiệu đầu tiên báo trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng Bé suy dinh dưỡng vì thiếu hụt chất nào đó thì nên bổ sung chúng ngay. Sữa đặc trị dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng cũng là một giải pháp tốt. Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào dưới dạng đơn giản, dễ sử dụng, dễ hấp thu nhất so với thực phẩm khác. Tuy nhiên, vấn đề mà các mẹ cần phải quan tâm đó là không phải sữa nào có mặt trên thị trường hiện nay cũng đều có khả năng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ suy dinh dưỡng. Vì vậy, điều quan trọng mà mẹ cần làm là phải cân nhắc kĩ càng và lựa chọn sữa phù hợp với thể trạng và độ tuổi của con mình. Cách chọn sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng Để chọn đúng sữa mà trẻ suy dinh dưỡng cần, mẹ cần phải:
Sữa giúp trẻ bù đắp những chất dinh dưỡng còn thiếu Kiểm tra tính an toàn: Cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện, nhất là đối với trẻ suy dinh dưỡng thì lại càng nhạy cảm nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con, mẹ chỉ nên chọn sữa có thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có những nghiên cứu khoa học cụ thể, được sản xuất theo quy trình và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không được chọn sữa không có nhãn mác, sữa kém chất lượng hay không rõ xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường mà chỉ nên mua sữa cho trẻ tại những đại lý, cửa hàng phân phối đáng tin cậy. Mẹ nên chọn sữa của những thương hiệu uy tín Xem xét sự phù hợp với trẻ: Phù hợp với trẻ là phù hợp cả về độ tuổi lẫn thể trạng của bé vì ở mỗi độ tuổi và thể trạng khác nhau, trẻ lại cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Mẹ cũng cần lưu ý rằng, trong thời gian trẻ làm quen với sữa, mẹ nên theo dõi sự thay đổi của con để xem sữa nào giúp bé tăng cân, ăn ngon miệng và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hay không, nếu có, mẹ hãy tiếp tục cho bé uống loại sữa này bởi việc thay đổi sữa thường xuyên cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Để có thể biết thêm nhiều thông tin kiến thức hữu ích về cách nuôi dạy trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện, các mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết của chuyên gia NutiFood tại đây.
Tham khảo các bài viết:
The post HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN SỮA CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG appeared first on . |
You are subscribed to email updates from a feed. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home