The Business Times: Phố Wall và tiền mã hóa
The Business Times: Phố Wall và tiền mã hóa | ![]() |
- Phố Wall và tiền mã hóa
- 7 Sự thật có thể bạn chưa biết về Vitalik Buterin
- Bitcoin và Chủ nghĩa Cộng sản: Nền kinh tế hoàn hảo hay một cơn ác mộng tư bản?
- Muốn hiểu giá Bitcoin? Hãy để mắt đến thị trường châu Á
- Blockchain đầu tiên trên thế giới từng ẩn náu trên tờ New York Times từ năm 1995
Posted: 28 Sep 2018 08:42 PM PDT Bất chấp sự rung chuyển giữa sự im lặng và lên án, Phố Wall từ từ tiến gần hơn và sâu hơn vào lĩnh vực tiền mã hóa. Một trong những nhà phê bình nổi cộm của Phố Wall – CEO JP Morgan, ông Jamie Dimon, với phát biểu gây tranh cãi khi cho rằng Bitcoin là thứ lừa đảo trong một cuộc họp giữa các nhà đầu tư. Dimon đã thể hiện rõ ràng quan điểm vào năm ngoái, cho rằng người nào đầu tư vào Bitcoin đều ngu dốt và sẽ trả giá cho hành động đó. Tuy nhiên, Phố Wall hiện tại đang có nhiều động thái tích cực đến thị trường tiền mã hóa. Vào tuần trước, Ngân hàng Morgan Stanley đã có kế hoạch tung ra một sản phẩm phái sinh Bitcoin với hợp đồng hoán đổi cho phép các nhà đầu tư long và short Bitcoin. Hợp đồng hoán đổi là một công cụ truyền thống trong thị trường tiền tệ. Hợp động hoán đổi xuất hiện trong thị trường tiền mã hóa có thể giúp thị trường vực dậy và sẽ là đối thủ cạnh tranh với thị trường Forex trong tương lai. ![]() Phố Wall và tiền mã hóa Bên cạnh Morgan Stanley, Goldman Sachs cũng đã mua lại sàn giao dịch Poloniex vào đầu năm 2018, xác nhận họ đang tạo ra crypto trading desk, bên cạnh đó Goldman Sachs cũng đang tìm kiếm cơ hội cung cấp dịch vụ lưu trữ cho thị trường tiền mã hóa. Người sở hữu sàn chứng khoán NYSE gần đây cũng đã công bố họ đang cùng Microsoft, BCG và Starbuck sẽ đưa sàn giao dịch crypto có tên là Bakkt vào hoạt động. Những bước đi tiến vào thị trường tiền mã hóa của những cái tên lớn trong Phố Wall sẽ mở ra một tương lai khá triển vọng cho thị trường tiền mã hóa. Phố Wall không còn làm ngơ với thị trường tiền mã hóa nữa, thay vào đó họ đang dần dần tiến vào và khai thác những cơ hội còn đang giấu kín mà thị trường tiền mã hóa hứa hẹn sẽ mang lại, những cơ hội này có thể làm cho nền tài chính thế giới bước sang một trang sử mới. Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về tiền tệ mã hóa Bitcoin, Altcoin, Trade coin, Blockchain, Đào coin. Đến với Pink Blockchain, những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình kinh doanh đồng tiền điện tử của bạn sẽ được giải đáp thấu đáo và tường tận. Pink Blockchain giúp bạn hiểu rõ hơn về xu thế của đồng tiền kỹ thuật số đang nổi trội lên trong thời gian gần đây và phân tích tình hình tỷ giá Bitcoin hôm nay cũng như các đồng tiền khác để giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác nhất có thể. Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Pinkblockchain.com The post Phố Wall và tiền mã hóa appeared first on . |
7 Sự thật có thể bạn chưa biết về Vitalik Buterin Posted: 28 Sep 2018 08:30 PM PDT Vitalik Buterin – nhà lãnh đạo đứng đằng sau Ethereum, là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong hệ sinh thái crypto hiện nay. Vitalik bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp blockchain vào năm 2011. Kể từ đó, anh đã cố gắng khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ bật mí 07 điều có lẽ bạn chưa biết về thiên tài này. 01. Viết Ethereum whitepaper ở tuổi 19Lúc 19 tuổi, anh đã suy nghĩ ra phiên bản Bitcoin tốt hơn. Thay đổi quan trọng nhất là Ethereum blockchain có thể thực thi hợp đồng thông minh. Các hợp đồng thông minh có thể được thực hiện bằng cách sử dụng Máy ảo Ethereum (EVM) – môi trường giúp mọi người có thể xây dựng các lệnh điều khiển hoàn chỉnh trên blockchain. Đây là một bước tiến lớn cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung dựa trên nền tảng Ethereum Blockchain. 02. Học về Bitcoin từ cha mình vào năm 17 tuổiCha của anh – Dmitry Buterin là người đã giới thiệu Bitcoin cho Vitalik khi anh chỉ mới 17 tuổi. Mặc dù lúc đó anh chưa thật sự có hứng thú với nó. 03. Thần đồngKhi cha mẹ anh ta chuyển từ Nga sang Canada, Vitalik Buterin đã được theo học tại một trường tiểu học. Khi lên lớp 03, nhà trường quyết định đưa anh vào lớp dành riêng cho những trẻ em tài năng. Tại đây, Vitalik tỏ ra khá hứng thú với kinh tế, lập trình và toán học. Nhà trường cũng phát hiện ra rằng Vitalik có thể thực hiện tính toán với tốc độ gấp đôi so với các bạn cùng lớp. ![]() 7 Sự thật có thể bạn chưa biết về Vitalik Buterin 04. Sở hữu khối lượng tài sản trị giá 400 – 500 triệu USDVitalik đang sở hữu số lượng tài sản trị giá 400 – 500 triệu USD, chủ yếu là cổ phần trong Ethereum (đây là số ETH được giao trong các giai đoạn đầu của dự án). Anh cũng được cho là đang tích lũy một lượng BTC khá lớn. 05. Một nhà văn tuyệt vờiVitalik là một trong những người có nhiều bài viết về blockchain nổi bật. Ban đầu, anh thường viết cho nhiều diễn đàn liên quan đến Bitcoin và một số trang blog. Anh đã từng được trả thù lao là 5 BTC cho mỗi bài viết của mình. Sau đó, anh trở thành nhà đồng sáng lập Bitcoin Magazine, hiện là một trang tạp chí uy tín về trên thị trường tiền mã hóa. Vitalik cũng được bổ nhiệm làm trưởng biên tập tạp chí trong khi làm việc tại đây. 06. Bỏ học đại họcVào năm 2014, để nhận được Học bổng Thiel trị giá $ 100.000, Vitalik đã bỏ học Đại học Waterloo. Vào thời điểm đó, dự án Ethereum đã được công bố, và tiến hành đợt sales đầu tiên. 07. Đã từng có tin đồn về cái chết của VitalikVào ngày 25/06/2017, tờ 4Chan đưa tin đồn Vitalik đã tử vong trong một vụ tai nạn xe hơi. Tin tức này đã làm giá trị vốn hóa thị trường của ETH giảm xuống khoảng 4 tỷ USD. Tóm lại, Vitalik Buterin không chỉ là một nhân vật quyền lực và tài năng trong ngành công nghiệp blockchain, mà còn là nhà lãnh đạo thiên tài, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của thị trường tiền mã hóa trong những năm qua. Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về tiền tệ mã hóa Bitcoin, Altcoin, Trade coin, Blockchain, Đào coin. Đến với Pink Blockchain, những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình kinh doanh đồng tiền điện tử của bạn sẽ được giải đáp thấu đáo và tường tận. Pink Blockchain giúp bạn hiểu rõ hơn về xu thế của đồng tiền kỹ thuật số đang nổi trội lên trong thời gian gần đây và phân tích tình hình tỷ giá đồng Bitcoin cũng như các đồng tiền khác để giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác nhất có thể. Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Pinkblockchain.com The post 7 Sự thật có thể bạn chưa biết về Vitalik Buterin appeared first on . |
Bitcoin và Chủ nghĩa Cộng sản: Nền kinh tế hoàn hảo hay một cơn ác mộng tư bản? Posted: 28 Sep 2018 07:38 PM PDT Karl Marx, cha đẻ của chủ nghĩa Mác Lênin và là một nhà lãnh đạo cộng sản nổi tiếng, đã viết Tuyên ngôn Cộng sản và trình bày nhận thức của ông về cách thế giới và kinh tế sẽ vận hành. Theo quan điểm của ông, chủ nghĩa tư bản không hoàn thiện và cuối cùng, thế giới sẽ hướng tới chủ nghĩa cộng sản, khi mà mỗi người sẽ kiếm được phần thưởng lao động của họ. Dù ông đã dự đoán được điều này sẽ xảy ra, nhưng ông lại không nói rõ nó sẽ xảy ra như thế nào. Hãy cùng xem thị trường tiền mã hóa và Bitcoin sẽ như thế nào dưới góc nhìn của các nhà kinh tế học nhé! Marx tin rằng quyền lực sẽ trở nên phi tập trung và được chia đều mọi người. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến sự quan liêu rất nguy hiểm. Bạn có thể tự hỏi công nghệ tiền mã hóa bắt nguồn từ đâu. Công nghệ blockchain phụ thuộc vào sổ cái trong đó mọi giao dịch đều được ghi lại. Nó minh bạch và cởi mở cho tất cả mọi người, nó không bị bất kỳ cơ quan nào kiểm soát, nó có thể là kịch bản lý tưởng mà chủ nghĩa cộng sản hằng mơ ước. Mọi người trên toàn thế giới có kỳ vọng rất lớn về tiền mã hóa vì sức mạnh của nó. Nó không chỉ có thể thay thế các loại tiền tệ hiện tại mà còn có khả năng thay thế toàn bộ cấu trúc của nền chính trị và kinh tế. Bitcoin cũng đã vấp phải những lời chỉ trích từ những người theo chủ nghĩa cộng sản ghét nó vì nó đã làm cho nhiều người trở thành tỷ phú. Ngoài ra, nhiều người cộng sản giữ quan điểm rằng tiền mã hóa không có phần thưởng cho lao động mà là một hình thức xổ số kinh tế hoặc kim tự tháp. Nhưng dù sao đi nữa, vẫn có một số người thuộc các tổ chức cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa hold coin. 1/ Đối với một số người, Bitcoin có thể mở đường cho 'nền kinh tế hoàn hảo'Bitcoin nhận được sự ủng hộ từ một số người cộng sản bởi vì toàn bộ hệ thống này có cấu trúc phi tập trung và loại bỏ quyền lực của một "số ít người được chọn". Tuy nhiên, vì nó mới, nên các quan điểm lại được chia nhỏ ra. Một số người xem tiền mã hóa như một cách để xóa bỏ các cấp bậc lương thưởng khác nhau, những người khác xem Bitcoin và các tiền mã hóa khác là một ý tưởng tư bản. Theo tư tưởng cộng sản, mọi công nhân sẽ nhận được phần thưởng cho thành quả lao động của họ. Và mỗi người sẽ nhận được phần thưởng như nhau cho những gì mà họ đã làm được. Và đây cũng chính là những gì Bitcoin có thể làm được. Vì không có cơ quan quản lý trung ương nào làm việc trong lĩnh vực tiền mã hóa, toàn bộ hệ thống được phân chia và P2P, làm cho nó phù hợp với tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Thợ đào khối và được thưởng cho những gì mà họ đã làm được. Đó là bản chất của tiền mã hóa, nó làm cho nhiều người tin rằng loại tiền tệ kỹ thuật số mới này sẽ thực sự là một phương tiện thanh toán lý tưởng trong tự nhiên. Một số người theo chủ nghĩa cộng sản có quan điểm rằng tiền mã hóa phi tập trung và không thể trích lục, chúng có thể hữu dụng trong một cuộc cách mạng tài chính và thậm chí có thể làm "các ngân hàng điêu đứng." Họ tin rằng cuộc cách mạng crypto thực sự có thể làm chủ nghĩa cộng sản và "nền kinh tế hoàn hảo" phát triển. Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Cách đổi Bitcoin ra tiền mặt. 2/ Và đối với một số người, Bitcoin là một cơn ác mộng tư bảnNhững người có quan điểm đối lập lại cho rằng các thợ đào coin sử dụng công cụ vốn đã có từ trước để đào coin, điều này khiến cho nó có tính chất tư bản. Cộng sản muốn có một xã hội bình đẳng, dân chủ và không có tư hữu. Tiền mã hóa có thể là một sự thay thế cho tiền truyền thống nhưng nó vẫn là tiền. Và nó thậm chí còn có sức mạnh 'đẻ ra tiền', và đó là lý do tại sao nó vốn đã mang tính tư bản ngay từ đầu. 3/ Kết luậnMỗi người khác nhau có quan điểm khác nhau và đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi khi Bitcoin được áp dụng vào bất kỳ hệ thống kinh tế nào. Dù mọi người có cách nhìn nhận như thế nào đi chăng nữa thì có một điều chắc chắn rằng tiền mã hóa có thể thay đổi tình hình kinh tế hiện tại. Trong khi có những người khác vẫn tin rằng tiền mã hóa là "bong bóng" sắp vỡ tan, hầu hết mọi người đã nhận ra tiềm năng của nó và đồng ý rằng nó đã tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển để thay thế nền kinh tế truyền thống trong những năm tới. Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về tiền tệ mã hóa Bitcoin, Altcoin, Trade coin, Blockchain, Đào coin. Đến với Pink Blockchain, những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình kinh doanh đồng tiền điện tử của bạn sẽ được giải đáp thấu đáo và tường tận. Pink Blockchain giúp bạn hiểu rõ hơn về xu thế của đồng tiền kỹ thuật số đang nổi trội lên trong thời gian gần đây và phân tích tình hình tỷ giá Bitcoin hôm nay cũng như các đồng tiền khác để giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác nhất có thể. Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Pinkblockchain.com The post Bitcoin và Chủ nghĩa Cộng sản: Nền kinh tế hoàn hảo hay một cơn ác mộng tư bản? appeared first on . |
Muốn hiểu giá Bitcoin? Hãy để mắt đến thị trường châu Á Posted: 28 Sep 2018 07:19 PM PDT Nếu là người theo dõi sát sao tin tức hàng ngày về thị trường crypto, rất dễ thấy được rằng các sự kiện diễn ra tại Hoa Kỳ và châu Âu đang thúc đẩy những thay đổi giá cả trong thị trường crypto. Tuy nhiên, trên thực tế, các sự kiện đến từ châu Á cũng có tác động rất lớn đến giá Bitcoin. Mosaic – nền tảng chuyên nghiên cứu các dữ liệu crypto đã đưa ra phân tích tác động của các sự kiện xảy ra tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong khoảng thời gian 9 năm trở lại đây – từ ngày 3 tháng 01 năm 2009, ngày phát hành khối Bitcoin đầu tiên. Từ năm 2013, đã có 11 sự kiện chính đến từ khu vực Châu Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến biến động tỷ giá đồng Bitcoin. Trung bình, những sự kiện này đã tác động giá Bitcoin đến 18,61% (cả tích cực lẫn tiêu cực) trong vòng 10 ngày kể từ khi sự kiện xuất hiện: đợt ảnh hưởng lớn nhất là giá Bitcoin giảm 57,52%. Mang đến sự biến động trung bình hàng ngày của Bitcoin trong khoảng thời gian 252 ngày là 5,34%, những thay đổi mạnh mẽ về giá này thực sự đáng kể. Muốn hiểu giá Bitcoin? Hãy để mắt đến thị trường châu Á 1/ Sự trỗi dậy của các sàn giao dịch crypto châu ÁChâu Á cũng là khu vực thống trị về số lượng sàn giao dịch crypto. Tính đến cuối tháng 7 năm 2018, đã có 86 sàn giao dịch niêm yết Bitcoin (BTC). Hầu hết các sàn giao dịch đều có nguồn gốc ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng 40 trong số đó (khoảng 47%) được hợp nhất trong khu vực châu Á. Kể từ khi chính phủ Trung Quốc cấm các sàn giao dịch crypto hoạt động trong nước thì Hong Kong, Nhật Bản và Singapore là điểm đến tuyệt vời tại châu Á. 09 công ty sàn giao dịch đã được thành lập tại Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore, tiếp theo là Hàn Quốc. Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Giao dịch Bitcoin như thế nào? 2/ Đưa châu Á lên bản đồ crypto thế giớiNăm 2017 là một năm thị trường crypto được đón nhận rộng rãi bởi cộng đồng, thể hiện qua sự gia tăng như tên lửa của vốn hóa thị trường. Năm 2017 cũng là năm nhiều sàn giao dịch nổi tiếng ra đời. Thật vậy, trong số 86 sàn giao dịch nói trên, gần một nửa trong số đó, 37 sàn đã chính thức được ra mắt vào năm 2017, và 31 sàn phát hành sản phẩm từ cuối Q2 và tháng cuối cùng của Q4 trong năm 2017. Điều quan trọng cần lưu ý là trong số 37 sàn giao dịch được tạo ra trong năm 2017, có đến 20 sàn đến từ châu Á, trong đó Singapore là điểm đến hàng đầu với 8 sàn, tiếp theo là Hồng Kông (4 sàn), Hàn Quốc và Trung Quốc (2 sàn). Năm 2018, qua các dữ liệu của Coinmarketcap, có 9 sàn giao dịch crypto mới. Tuy nhiên, có lẽ vì các lý do về pháp luật cũng như thị trường đã bão hòa, thị trường châu Á không còn được tập trung như trước, thay vào đó là các quốc gia có các chính sách ưu đãi về crypto như Malta, Cyprus, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. 3/ Các ngôn ngữ được sử dụng tại các sàn giao dịchMosaic đã nghiên cứu về các ngôn ngữ được sử dụng trên website của 86 sàn giao dịch niêm yết Bitcoin để hiểu thêm về đối tượng khách hàng mục tiêu mà các sàn này nhắm tới. Theo số liệu được Mosaic cung cấp, có tất cả 24 ngôn ngữ được sử dụng, 9 trong số đó là các ngôn ngữ thuộc châu Á: tiếng Trung Quốc phổ thông (Mandarin), Hàn Quốc, Nhật Bản, Quảng Đông, Việt Nam, Thái Lan, Hindi, Indonesia và Malaysia. 83/86 sàn sử dụng tiếng Anh, 56/86 sử dụng tiếng Trung Quốc phổ thông là ngôn ngữ mặc định hay ngôn ngữ thứ 2. Tiếp theo đó là tiếng Hàn Quốc (28 sàn – chiếm 33%), đến tiếng Nga (30%) và tiếng Nhật (23%). Có 67 sàn sử dụng tối thiểu từ 1 đến 6 ngôn ngữ châu Á trên website của mình. 4/ Quyền lực của châu Á trong hoạt động đào coinKhoảng 2/3 lượng hashrate của thế giới đến từ các công ty châu Á và tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc (công ty sản xuất máy đào coin lớn nhất thế giới – Bitmain đến từ Trung Quốc). Trong số 17 mining pool lớn nhất thế giới thì có 11 pool là của châu Á. Một trong những lý do chính mà châu Á lại có thể lấn át trong thị trường đào coin đó chính là tiền điện ở khu vực châu Á rất thấp. Chi phí cho 1 kilowatt giờ điện ở Trung Quốc là $0,09, trong khi đó ở Đức là $0,33 và Anh là $0,24. Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng rất lớn của châu Á đến hoạt động đào coin trên toàn cầu, nhưng hiện tại chính phủ Trung Quốc đang bắt đầu "crack down" (đàn áp thẳng tay) các hoạt động đào Bitcoin bất hợp pháp, điều này sẽ gây ra tác động tiêu cực đến tầm ảnh hưởng của châu Á trong hoạt động đào coin. Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Antminer là gì? 5/ Kết luậnNhững dữ liệu ở trên đã vẽ ra một bức tranh rõ ràng về vai trò then chốt của châu Á đối với thị trường crypto toàn cầu. Có thể nói tầm ảnh hưởng của châu Á đến thị trường crypto được coi là mạnh mẽ nhất, hơn cả châu Âu và Bắc Mỹ. Có lẽ nào quyền lực trên thế giới đang có một "hành trình về phương Đông". Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về tiền tệ mã hóa Bitcoin, Altcoin, Trade coin, Blockchain, Đào coin. Đến với Pink Blockchain, những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình kinh doanh đồng tiền điện tử của bạn sẽ được giải đáp thấu đáo và tường tận. Pink Blockchain giúp bạn hiểu rõ hơn về xu thế của đồng tiền kỹ thuật số đang nổi trội lên trong thời gian gần đây và phân tích tình hình tỷ giá Bitcoin hôm nay cũng như các đồng tiền khác để giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác nhất có thể. Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Pinkblockchain.com The post Muốn hiểu giá Bitcoin? Hãy để mắt đến thị trường châu Á appeared first on . |
Blockchain đầu tiên trên thế giới từng ẩn náu trên tờ New York Times từ năm 1995 Posted: 28 Sep 2018 06:54 PM PDT Blockchain đầu tiên này xuất hiện trước Bitcoin tận 14 năm và thậm chí các tài liệu do những tác giả viết còn trở thành nguồn cảm hứng cho Satoshi Nakamoto để mô tả nên Bitcoin. Blockchain – loại sổ cái kỹ thuật số được biết đến rộng rãi nhờ việc là nền tảng cho hầu hết các đồng tiền mã hóa đình đám trên thế giới. Nhắc đến blockchain, người ta sẽ nghĩ ngay đến Bitcoin, đồng tiền mã hóa đầu tiên tạo ra dựa trên công nghệ này. Nhưng trên thực tế, loại blockchain lâu đời nhất có trước Bitcoin tận 14 năm và nó ẩn mình trong ấn bản in hàng tuần của một trong các tờ báo được phát hành rộng rãi nhất trên thế giới: The New York Times. 1/ Blockchain đầu tiên trên thế giớiVề cơ bản, ngày nay Blockchain được xem như một cơ sở dữ liệu do một mạng lưới người dùng duy trì và bảo mật bằng mã hóa, với các "block – khối" thông tin liên tục được tạo ra và kết nối với nhau theo dạng khối sau liên kết với khối trước. Blockchain được xem như công nghệ nền tảng để tạo nên các đồng tiền mã hóa cũng như các token kỹ thuật số, ví dụ như Bitcoin hay Ethereum. Trên thực tế, Blockchain – với tư cách là một chuỗi liên tục dữ liệu mã hóa hàm băm (hash) – lần đầu tiên được phát minh bởi các nhà mật mã hóa Stuart Haber và Scott Stornetta vào năm 1991 và mục đích sử dụng của họ ít tham vọng hơn nhiều. Thay vì ứng dụng nó trong một cuốn sổ cái kỹ thuật số và ghi lại các giao dịch tiền tệ, Haber và Stornetta xem công nghệ này như một cách để đánh dấu mốc thời gian (timestamp) cho các tài liệu kỹ thuật số để xác minh tính xác thực của chúng. Khi họ mô tả chi tiết công trình của mình trong một tài liệu đăng trên Tạp chí Mật mã (The Journal of Cryptology), họ cho biết, khả năng chứng thực thời điểm một tài liệu được tạo ra hoặc chỉnh sửa có thể giải quyết vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ. Việc đánh dấu mốc thời gian cho các tài liệu kỹ thuật số sẽ giải quyết hai vấn đề.
Giải pháp rõ ràng cho vấn đề này là sử dụng một dịch vụ timestamp khi nó lưu giữ tài liệu trong một "két an toàn kỹ thuật số". Tuy nhiên, cách làm này có nhược điểm là nó sẽ xâm phạm đến tính riêng tư của người gửi tài liệu và tài liệu cũng có thể bị xâm phạm khi được dịch vụ này lưu trữ. Giải pháp của Haber và Stornetta là cho tài liệu chạy qua một thuật toán mã hóa hàm băm, để tạo ra một ID độc nhất cho tài liệu đó. Ngay cả khi một bit trên tài liệu thay đổi thì nó cũng sẽ lại chạy qua thuật toán mã hóa một lần nữa, khi đó mã ID sẽ thay đổi hoàn toàn. Kết hợp ý tưởng này với ý tưởng về chữ ký số, chúng có thể được sử dụng để xác định danh tính độc nhất của người ký. Vì vậy, thay vì phải gửi toàn bộ tài liệu tới một dịch vụ timestamp, người dùng chỉ cần gửi giá trị mã hóa hàm băm. Dịch vụ timestamp đó sẽ ký xác nhận để đảm bảo nó nhận được giá trị này ở một thời điểm xác định và không bị xâm phạm. Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Tỷ giá Bitcoin hôm nay. 2/ New York Times trở thành nơi cất giấu một phần của BlockchainDựa trên giải pháp của mình, Haber và Stornetta đã tạo ra dịch vụ timestamp của riêng họ, có tên gọi Surety, để biến dự định của mình thành hiện thực. Sản phẩm chính của Surety có tên gọi "AbsoluteProof". Nó hoạt động như một con dấu bảo mật (secure seal) mã hóa trên các tài liệu kỹ thuật số, với cơ chế tương tự như tài liệu nghiên cứu của Haber và Stornetta. Các khách hàng sử dụng phần mềm AbsoluteProof của Surety để tạo ra một bản băm cho tài liệu kỹ thuật số, và sau đó gửi tới máy chủ của Surety để nó tạo ra một con dấu bảo mật về mốc thời gian. Con dấu này là một mã định danh độc nhất bảo mật, được trả lại cho chương trình để lưu trữ trên máy khách hàng. Cùng lúc đó, một bản sao của con dấu đó và các con dấu khác do khách hàng đó tạo ra sẽ được gửi tới "cơ sở dữ liệu đăng ký phổ thông" (universal registry database) của AbsoluteProof, một chuỗi hàm băm (hash-chain) bao gồm toàn bộ các con dấu Surety của khách hàng. Nó tạo nên một bản ghi không thể thay đổi đối với tất cả các con dấu Surety từng được tạo ra, vì vậy công ty hay bất kỳ bên thứ ba nào cũng không sửa đổi được con dấu. Nhưng làm thế nào để chắc chắn các bản ghi nội bộ của Surety là hợp lệ? Thay vì đăng tải toàn bộ mã băm của khách hàng lên một sổ cái kỹ thuật số công khai, Surety tạo ra một giá trị băm độc nhất cho toàn bộ các con dấu mới thêm vào cơ sở dữ liệu mỗi tuần và sau đó đăng tải giá trị băm này lên tờ New York Times. Giá trị đó được đặt trong một ô quảng cáo nhỏ ở mục Timesclassified dưới tiêu đề "Notice & Lost and Found"và xuất hiện mỗi lần một tuần từ năm 1995. Theo công ty, điều này làm cho "bất kỳ ai – bao gồm cả Surety – cũng không thể hủy bỏ mốc thời gian hoặc xác nhận các bản sao điện tử mà không phải bản sao chép chính xác của bản gốc." Cả Haber và Stornetta đã rời khỏi Surety từ hơn một thập kỷ trước để quay lại nghiên cứu, nhưng ngày nay cả hai đều đang làm việc như những nhà mật mã học cho các dự án blockchain khác. Vào năm 2008, khi Satoshi Nakamoto lần đầu mô tả về Bitcoin trong whitepaper, 3 trong số 8 tài liệu được trích dẫn do Haber và Stornetta viết. Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về tiền tệ mã hóa Bitcoin, Altcoin, Trade coin, Blockchain, Đào coin. Đến với Pink Blockchain, những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình kinh doanh đồng tiền điện tử của bạn sẽ được giải đáp thấu đáo và tường tận. Pink Blockchain giúp bạn hiểu rõ hơn về xu thế của đồng tiền kỹ thuật số đang nổi trội lên trong thời gian gần đây và phân tích tình hình tỷ giá đồng Bitcoin cũng như các đồng tiền khác để giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác nhất có thể. Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Pinkblockchain.com The post Blockchain đầu tiên trên thế giới từng ẩn náu trên tờ New York Times từ năm 1995 appeared first on . |
You are subscribed to email updates from a feed. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home