The Business Times: 13 lỗi thường gặp khi viết CV
The Business Times: 13 lỗi thường gặp khi viết CV | ![]() |
- 13 lỗi thường gặp khi viết CV
- CV của bạn phải đáp ứng những điều gì cho nhà tuyển dụng
- Nhà tuyển dụng mong chờ gì cho vị trí nhân viên marketing?
- Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành thiết kế
Posted: 06 Jul 2017 09:35 PM PDT ![]() Trước khi có được buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào CV và quyết định bạn có đủ điều kiện để trở thành một ứng cử viên sáng giá hoặc sẽ làm phí thời gian của họ. Nếu CV của bạn trông không tốt, bạn cũng không tốt. Ngay cả khi bạn đủ khả năng thì một lỗi nhỏ trong CV cũng có thể giết chết cơ hội của bạn. Hãy nghĩ về CV giống như việc bạn có 60 giây để thể hiện tài năng trong một chương trình truyền hình thực tế. Những người đọc CV của bạn sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định cho bạn một cơ hội hoặc không cho bạn cơ hội nào. Vậy nên hãy nhớ nguyên tắc quan trọng này: tạo nên ấn tượng đầu tiên, và đừng trông như ngu ngốc! Bạn có thể làm điều này bằng cách tránh những sai lầm phổ biến trong CV của bạn – thường thấy ngay cả với những ứng viên tuyệt vời. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có một vài giây để tạo ra một ấn tượng tốt đầu tiên hoặc để lại một ấn tượng xấu. Các lỗi thường gặp của CV ở các web tuyển dụng miễn phí Các lỗi cơ bản
Một lỗi ngữ pháp hoặc lỗi chính tả chính là điểm ấn tượng và nói với nhà tuyển dụng rằng bạn không cẩn thận. May mắn thay, những sai lầm này là dễ dàng tránh được. Sử dụng công cụ để kiểm tra chính tả nhưng không dựa vào công cụ để làm tất cả công việc cho bạn. Tôi đã đọc được nhiều CV với các lỗi chính tả mà việc sử dụng công cụ kiểm tra cũng khó tìm ra được – đó là một từ mà chỉ giống với từ mà ứng cử viên muốn sử dụng trong CV. Hãy dành nhiều thời gian để đọc lại CV của bạn, hoặc nhờ những người bạn đọc giúp. Thật đáng xấu hổ nếu như bạn đọc lại CV quá nhiều lần mà vẫn mắc các lỗi. Đôi mắt của bạn thấy những gì bạn muốn gõ thay vì những gì thực sự có. Một người đọc khách quan có thể tạo sự khác biệt lớn trong việc giúp bạn bắt lỗi chính tả và ngữ pháp cũng như nhiều lỗi khác được liệt kê trong bài đăng này. Điều đặc biệt quan trọng là phải đọc lại kỹ nếu bạn đang ứng tuyển cho công việc đòi hỏi kỹ năng viết và / hoặc cần chú ý đến các chi tiết. Đối với người quản lý của bạn, CV của bạn là mẫu làm việc đầu tiên của bạn và phản ánh khả năng viết, chỉnh sửa, và kiểm tra của bạn nếu được nhận việc. Nếu bạn không chắc chắn về ngữ pháp, cách sử dụng từ, viết hoa hay chấm câu, hãy tra cứu nó. Grammar Girl là một công cụ tuyệt vời cho việc kiểm tra các quy tắc ngữ pháp. Bạn nên kiểm tra lại CV của một lần nữa trước khi up lên các trang web tìm ứng viên miễn phí. Bạn nên kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả trong CV
Bạn muốn làm nổi bật CV, nhưng đây là cách không tốt để làm nổi bật CV. Bạn nghĩ rằng chọn 6 phông chữ và các màu sắc khác nhau là sáng tạo, nhưng đây là sự sáng tạo vụng về. Cần tránh quá nhiều phông chữ và kích thước của phong chữ quá lớn hoặc quá nhỏ. Phông chữ quá lớn giống như bạn đang hét lên (và cũng sẽ thể hiện rằng bạn không đủ các thông tin cần thiết để viết vào CV). Phông chữ quá nhỏ có thể sẽ giúp CV của bạn gói gọn trong 1 trang, nhưng điều này không đáng giá nếu bắt người được phải nheo mắt mới có thể thấy được. Bạn cũng nên tránh đoạn dài và các khối văn bản dài. Hầu hết mọi người đọc lướt qua CV rất nhanh và thường bỏ qua đoạn văn dài và bỏ lỡ các thông tin quan trọng trong đó. Sử dụng khoảng trắng và gạch đầu dòng để làm cho CV của bạn trở nên dễ dàng đọc hơn. Việc sử dụng gạch đầu dòng cũng có thể đảm bảo đọc tốt hơn khi đọc bằng mắt thường. Canh lề của trang phù hợp và đảm bảo rằng mọi thứ đều được sắp xếp gọn gàng. Trông ngăn nắp, và thông minh. Đồng thời, lưu ý rằng sẽ là một cơ hội tốt nếu CV của bạn được quét bằng điện tử khi ngày càng nhiều công ty sử dụng một phần mềm đặc biệt để đánh dấu các CV. Nếu bạn sử dụng phông chữ wacky thì phần mềm có thể không đọc được các từ khóa quan trọng và CV của bạn sẽ bị bỏ qua uổng phí. Nên chú ý đến phông chữ và định dạng CV nhất là các công ty tuyển nhân viên truyền thông
CV của bạn giống như một tài liệu tiếp thị – một lời giới thiệu rằng bạn đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn. Đây không phải là lúc nghĩ đến những gì sáng tạo và thiết kế ra một CV hào nhoáng như một clip nghệ thuât. Có nhiều cách để thể hiện sự sáng tạo của bạn. Hãy tham khảo thiết kế của Pinterest. Ngoài ra, tránh sử dụng các màu kỳ lạ, các định dạng lạ hoặc các kiểu giấy kỳ lạ. CV nên đơn giản và lịch sự. Hãy tối giản và để từ ngữ được thể hiện thông tin của bạn. Nếu bạn đang đích thân tạo CV của mình, hãy chắc chắn rằng nó không giống như các CV đã bị loại bỏ trước đó.(hoặc rất có thể nó sẽ quay trở lại với các file CV khác). Sau cùng, bạn sẽ không muốn đến buổi phỏng vấn với một chiếc áo sơ mi ngớ ngẩn hoặc chiếc cà vạt không phù hợp, vì vậy đừng đưa ra một CV nhăn nheo hay có các vết bẩn. Khi mang theo CV đi phỏng vấn, bạn cần bỏ nó trong một bìa kẹp hồ sơ để giữ nó trong thẳng và sạch sẽ. CV nên được thiết kế đơn giản tránh màu sắc quá nhiều
Thông thường, nên cố gắng giữ độ dài của CV từ 1 đến 2 trang. Sinh viên vừa tốt nghiệp nên tập trung vào một trang trong khi những ứng viên giàu kinh nghiệm hơn có thể sử dụng nhiều không gian hơn. Nếu bạn vẫn thiếu kinh nghiệm làm việc và đang gặp khó khăn trong việc lấp đầy trang, hãy nghĩ đến việc liệt kê các môn học có liên quan và các hoạt động ngoại khóa. Bao gồm các hoạt động tình nguyện và đóng góp của bạn trong lĩnh vực đó. Bạn có không gian để liệt kê các kỹ năng thích hợp – bao gồm khả năng của bạn với các chương trình phần mềm khác nhau và kỹ năng khác áp dụng cho công việc (xem lại bản mô tả công việc và xem cách sử dụng ngôn ngữ của nhà tuyển dụng). Khi sự nghiệp đã phát triển và có quá nhiều thứ cần phải ghi vào CV, bạn sẽ không có đủ không gian để ghi thêm được. Tuy nhiên, với các thông tin công việc gần nhất cũng sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được các tiềm năng của bạn. CV không nên quá ngắn khi đăng lên các trang web tìm ứng viên miễn phí
Ngay cả khi bạn đã làm việc nhiều năm, bạn nên cố gắng giữ CV của bạn trong khoảng 2 trang nếu có thể. Có những ngoại lệ – CV cho các vị trí học thuật và một số vai trò khác có xu hướng dài hơn và chi tiết hơn. (Tôi biết điều này ngay từ khi tôi xem lại một CV dài 79 trang của khách hàng học thuật rất thành công). Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến công việc mà bạn đã làm gần đây. Sử dụng không gian của bạn một cách khôn ngoan để chia sẻ thêm chi tiết về kinh nghiệm làm việc hiện tại và những gì liên quan đến công việc và chỉnh sửa các mô tả về các công việc trước đây của bạn là cần thiết. Vì CV của bạn đã dài hơn, thậm chí bạn có thể bỏ các vị trí khi bạn bắt đầu sự nghiệp có ít liên quan đến con đường sự nghiệp hiện tại của bạn. Định dạng cũng có thể giúp bạn giảm số trang – chỉ cần không trở nên quá sáng tạo (xem Sai lầm 2 ở trên). CV cũng không nên quá dài khi bạn định up lên các web tuyển dụng miễn phí Thông tin chính xác
Nếu bạn nói dối trong CV thì bạn đã gặp rủi ro rất lớn. Trước hết, bạn có thể bị bắt lỗi trong quá trình kiểm tra. Ngay cả khi bạn có may mắn và vượt qua được quá trình tuyển dụng, sự không trung thực trong CV của bạn có thể khiến bạn bị sa thải ngay cả khi bạn đang làm tốt công việc. Ví dụ, nếu bạn chưa tốt nghiệp đại học, hãy nêu tên của trường bạn đang học và nêu rõ ngày tốt nghiệp dự kiến của bạn. Đừng nói bạn đã tốt nghiệp nếu bạn chưa thực sự tốt nghiệp. Một lỗi phổ biến khác là với ngoại ngữ. Nhiều người liệt kê dưới "kỹ năng" rằng họ có thể nói được một ngoại ngữ (hoặc hai … hoặc bốn), trong thực tế họ chỉ có thể nói một vài câu thông thường. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ không bị phát hiện. Và hãy tin tôi, thật khó để học tiếng Nhật trong một ngày cuối tuần. Không nên nói dối nhà tuyển dụng
Một trong những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm đó là bạn đã làm công việc trước đó trong bao lâu. Họ sẽ xem qua khoảng thời gian bạn làm và thống kê lại các khoảng thời gian bạn đã dành cho các vị trí trước đó. Với mỗi công việc, hãy đảm bảo rằng bạn ghi rõ rằng thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc (chỉ cần tháng và năm là đủ). Nếu nó không làm xấu CV của bạn thì bạn không cần ngại ngùng khi nêu ra các thông tin này .Việc thiếu các thông tin ngày tháng sẽ làm cho nhà tuyển dụng cảm giác như bạn đang che giấu điều gì đó. Nếu bạn còn nhiều khoảng trống trong CV, bạn có thể đọc bài viết của chúng tôi về xử lý các khoảng trống đó. Hãy kiểm tra ngày tháng cẩn thận. Thật dễ dàng để bỏ qua những sai lầm khi nói đến con số. Bạn không muốn CV của bạn ghi là "Tháng 5 năm 2020" thay vì "Tháng 5 năm 2010". CV cần được đầu tư kỹ
Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thường thì bạn nghĩ: mọi người quên cập nhật thông tin liên lạc trong CV của họ. Nếu bạn đã thay đổi số điện thoại, hãy đảm bảo rằng số điện thoại, địa chỉ và thông tin e-mail của bạn đã được cập nhật. Nếu không, bạn sẽ chẳng nhận được một cuộc gọi hoặc tin nhắn từ nhà tuyển dụng. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn có địa chỉ email chuyên nghiệp. Nếu tên của bạn là John Smith và bạn sử dụng địa chỉ "stonerjohn69@gmail.com" thì đây không phải là một ý tưởng hay. Tốt hơn là tạo ra một địa chỉ email mới chuyên nghiệp hơn. Ngay cả khi bạn không thể có được email theo định dạng [tên bạn] @ gmail.com – ít nhất thì hãy tạo một email khác như jsmith11 hoặc smithjohn11. Ngoài ra, không nên tạo email quá dài và kỳ lạ (như john34A5mith2@gmail.com). Quá dễ dàng xảy ra lỗi đánh máy khi ai đó gửi email cho bạn – và nó sẽ làm mọi người cảm thấy khó chịu. Thông tin liên lạc cần rõ ràng Nội dung
Nếu bạn muốn đưa ra một mục tiêu trong CV của mình, hãy chắc chắn rằng nó phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Tránh đưa ra các thông tin không rõ ràng như: tìm một môi trường năng động và đầy thử thách để có thể sử dụng được các kỹ năng và kinh nghiệm của tôi. Điều đó sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn nếu mục tiêu của bạn hoàn toàn phù hợp với các mô tả công việc. Ví dụ như: đang tìm vị trí nhân viên tiếp thị công ty thời trang/ quảng cáo có uy tín. Bạn cũng cần suy nghĩ rằng việc đưa ra các mục tiêu có thật sự là cần thiết hay không. Trong hầu hết các trường hợp, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng bản tóm lược kế hoạch sự nghiệp hơn là đưa ra các mục tiêu. Tuy nhiên, việc đưa ra một mục tiêu sẽ hữu ích đối với một số ứng cử viên – những sinh viên mới tốt nghiệp với CV không có gì khác hơn ngoài các mục tiêu sự nghiệp và những người chuyển đổi việc làm đang tìm một vị trí chưa rõ ràng. Nội dung nên hướng đến mục tiêu rõ ràng
CV của bạn phải nổi bật, súc tích và nhấn mạnh những thành tựu và kỹ năng phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển cho một vị trí kinh doanh, bạn nên nhấn mạnh vào các thành quả mà bạn đã có được trong công việc trước đó. Tỷ lệ phần trăm và các con số luôn mang lại lợi ích cho bạn. Ví dụ: ["Tăng _______ 25% tại cửa hàng XYZ" hoặc "Giảm 50% công việc tồn đọng của năm tài chính năm 2009."]. Hãy suy nghĩ đến cách giới thiệu thật ấn tượng các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn đến với nhà tuyển dụng. Điều này có nghĩa là bạn cần chỉnh sửa CV cho phù hợp với từng vị trí, đặc biệt nếu bạn đang cân nhắc cho nhiều cơ hội khác nhau. Cẩn thận xem lại mô tả công việc và sau đó dành thời gian chỉnh CV của bạn để nhấn mạnh những điểm mạnh và kinh nghiệm có liên quan nhất cho vị trí đó. CV nên làm nổi bật những điểm nhấn, tránh tình trạng quá chung chung
Mục đích của bạn trong cuộc phỏng vấn chính là cho nhà tuyển dụng thấy được các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp để trở thành một ứng cử viên sáng giá. Đừng phá hủy cơ hội của bạn bằng cách đưa ra các thông tin có ấn tượng không tốt. Đừng đưa ra các thông tin như "nghỉ công việc trước đó vì mâu thuẫn nội bộ" hay "tôi chọn công việc đó vì gần nhà". Đó là lúc bạn phải đưa ra lý do vì sao bạn nghỉ công việc trước đó và ứng tuyển vào vị trí hiện tại trong cuộc phỏng vấn. Khi đó, bạn cần tham khảo Cuộc phỏng vấn quan trọng để chuẩn bị và thực hành để bạn có thể đưa ra lý do tốt và chuyên nghiệp nhất. CV nên chứa những thông tin đáng chú ý
Bạn muốn nhà tuyển dụng biết được công việc trước đó của bạn là gì, nhưng bạn không cần nêu ra các công việc lặt vặt. Hãy mô tả công việc đủ chi tiết để nhà tuyển dụng hiểu rõ về công việc của bạn. Viết ra các thông tin không cần thiết hoặc quá chi tiết sẽ không giúp bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá. Quan trọng hơn: làm nổi bật thành tích công việc của bạn. Sử dụng các gạch đầu dòng sẽ làm cho nhà tuyển dụng dễ đọc các thông tin thành tích của bạn. Nhiều ứng cử viên mắc phải sai lầm khi đưa ra mô tả công việc chi tiết thay vì nhấn mạnh vào những đóng góp cá nhân. Tránh tình trạng quá nhiều thông tin
Thay vì thụ động và nhàm chán liệt ra danh sách các công việc bạn đã làm, hãy sử dụng các từ ngữ ngụ ý rằng bạn đã tích cực làm các công việc đó. Một số ví dụ như: đã tạo, đã cung cấp, được quản lý, được thực hiện, đạt được, tổ chức,… Đừng sử dụng những từ ngữ khó hiểu trong CV của bạn. Đừng cố gắng gây ấn tượng với những từ ngữ mà chỉ bạn mới hiểu vì nhà tuyển dụng cần hiểu được những gì bạn đã làm. Không nên sử dụng nhiều từ ngữ khó hiểu CV là ấn tượng đầu tiên của bạn đến với nhà tuyển dụng. Vì nó rất quan trọng nên bạn cần phải dành nhiều thời gian để làm cho nó trông thật tuyệt và là một đại diện hoàn hảo cho giá trị của bạn. Những sai lầm phổ biến (ngay cả với những lỗi nhỏ nhất) cũng có thể giết chết cơ hội của bạn đến với buổi phỏng vấn. Khi điều đó xảy ra, CV của bạn không quá hoàn hảo. Còn nếu bạn cần tìm một cơ hội cộng tác với những nhà tuyển dụng hàng đầu – uy tín nhất tại Việt Nam thì đừng ngần ngại mà truy cập ngay Recruitvn.com để đem về công việc mà bạn hằng mong ước. The post 13 lỗi thường gặp khi viết CV appeared first on . |
CV của bạn phải đáp ứng những điều gì cho nhà tuyển dụng Posted: 06 Jul 2017 09:30 PM PDT ![]() Ngày nay việc xin việc làm không còn là xách hồ sơ rồi tìm tới công ty để nộp, vấn đề đó gây rất nhiều khó khăn và cũng chưa chắc rằng hồ sơ của bạn sẽ được đến tay nhà tuyển dụng hay bị thất lạc ở đâu đó mà các bạn chỉ cần gửi CV trực tiếp trên các trang web tuyển dụng miễn phí là được. Trong thời buổi hiện nay, ngoài việc đối đầu với các đối thủ nặng ký thì bạn cần phải hiểu được mong muốn của nhà tuyển dụng qua CV của mình. Hi vọng bài viết sau sẽ giúp bạn nắm bắt rõ những kỹ năng mấu chốt mà nhà tuyển dụng tìm kiếm để từ đó có được công việc mong muốn. Bạn nắm bắt rõ những kỹ năng mấu chốt mà nhà tuyển dụng tìm kiếm
Điều đầu tiên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đó là một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể. Nhà tuyển dụng muốn biết chắc định hướng việc làm trong tương lai để thấy những mong muốn, khả năng cầu tiến và hoạch định của bạn. Cách nhanh nhất để giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được mục tiêu nghề nghiệp của bạn là chính là tập trung vào những thành tựu, kỹ năng, kiến thức mà bạn mong muốn đạt được trong quá trình làm việc hay những vị trí nhất định. Và những mục tiêu này phải có khả năng định lượng cũng như tính khả thi. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn dành nhiều tâm sức để viết phần này thật ấn tượng vì nếu không sẽ vừa chẳng giúp ích gì cho bạn trong việc thu hút nhà tuyển dụng, mà còn làm cho CV thêm dài dòng. CV phải có mục tiêu cụ thể
Thực tế cho thấy các nhà tuyển dụng chỉ dành 20 giây để nhìn vào bản CV của bạn. Họ không có nhiều thời gian để tìm hiểu hết những gì được thể hiện trong CV trước khi gửi qua các web tuyển dụng miễn phí. Vì thế, để tạo ấn tượng với người đọc, bạn nên sắp xếp các nội dung quan trọng và nổi bật lên trên. Theo một nghiên cứu trên thế giới thì trong 6 giây đầu tiên khi nhìn vào CV, nhà tuyển dụng chú ý rất nhiều đến phần tên, chức danh, thời gian làm việc của bạn ở công ty trước đó; sau nữa là quan tâm đến định hướng công việc, học vấn và các kỹ năng của bạn. Điều sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt nhanh, chính xác những ý bạn muốn trình bày, cũng đồng nghĩa với việc CV của bạn sẽ có nhiều cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn hơn. Ứng viên phải biết sắp xếp mục đích công việc hợp lý
Kinh nghiệm làm việc chính là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Đó không chỉ là nhân tố lớn nhất xác định bạn có phù hợp với vị trí họ đang tuyển hay không mà còn là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở một ứng viên. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng dành nhiều thời gian để xem xét phần này hơn bất kỳ một phần nào khác trong CV của bạn. Bất kể bạn tìm cách gây ấn tượng thế nào về bản CV của mình cần phải tuân thủ một nguyên tắc: không nói dối về khả năng của mình, bởi vì nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng xấu khi phát hiện ra bạn đang cố tô vẽ bản thân. Các nhà tư vấn tuyển dụng khuyên bạn rằng hãy để cho nhà tuyển dụng có cảm giác chân thực khi đọc phần nói về lịch sử và kinh nghiệm làm việc. Hãy bắt đầu với công việc gần nhất của mình, tiếp sau đó là những công việc khác với thứ tự thời gian đảo ngược. Kinh nghiệm làm việc là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến các khoảng trống cũng như các công việc ngắn hạn của bạn qua CV. Nếu bạn có một lịch sử nhảy việc sau khi làm chỉ một thời gian ngắn thì chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi liệu bạn có phải là người quá dễ chán, không có quyết tâm hay không đủ khả năng cho công việc.
Chưa có sự thống nhất về cách trình bày trong toàn văn bản, không có trọng tâm, quy cách trình bày văn bản xấu, sai lỗi chính tả là những lỗi có thể khiến CV của bạn bị loại ngay lập tức, bởi những lỗi này truyền tải tới nhà tuyển dụng thông điệp rằng, bạn không chú ý tới chi tiết. Có một nghiên cứu cho thấy có đến hơn 50% CV đều gặp phải lỗi chính tả hoặc ngữ pháp, nhất là các hồ sơ tiếng Anh. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ không còn cơ hội nào khác để tạo ấn tượng ban đầu tốt với các nhà tuyển dụng. Chính vì thế hãy thận trọng và kiểm tra kỹ càng những gì bạn viết trước khi gửi đi, nếu không bạn có thể mất điểm nặng vì sai lầm không đáng có này. Hãy chứng tỏ sự chuyên nghiệp và ấn tượng thông qua chính hồ sơ xin việc của mình. Kiểm tra lỗi chính tả của bạn
Một trong những lỗi căn bản mà hầu hết các CV mắc phải đó chính là lỗi diễn đạt kém và bộc lộ rõ khuyết điểm bản thân. Khi đọc một bản CV được gửi qua Trang web tuyển dụng miễn phí mà mong muốn về công việc không rõ ràng, lủng củng trong lối hành văn, nội dung hồ sơ không chân thật, được đánh bóng một cách quá tay và chưa biết cách sắp xếp nội dung một cách hợp lý thì sẽ khiến nhà tuyển dụng thiếu tin tưởng. Ngay cả đối với những công việc không đòi hỏi kỹ năng viết lách hoàn hảo, nhà tuyển dụng vẫn muốn bạn là một người có khả năng diễn đạt tốt. Nếu bạn không viết rõ ràng và súc tích, nhà tuyển dụng sẽ lo ngại về năng lực của bạn trong công việc. Kiểm tra lỗi diễn đạt
Phần kỹ năng có thể giúp bạn nhấn mạnh lợi thế như một ứng viên tiềm năng. Vì vậy, hãy đưa ra các kỹ năng/phẩm chất gần sát với yêu cầu của công việc mà bạn đang ứng tuyển, nhấn mạnh những kỹ năng/phẩm chất cơ bản/nổi bật. Có những kỹ năng mà nhà tuyển dụng đặc biệt đánh giá cao như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tổ chức và lắng nghe. Hãy khéo léo lồng góp những điều này vào CV của bạn mà vẫn tạo cảm giác chân thực. Ngoài ra, Các nhà tuyển dụng thường khó chịu khi đọc trong hồ sơ xin việc thấy những từ quá văn vẻ vì nó tạo cảm giác sáo rỗng và tô vẽ. Bạn nên viết thật đơn giản để nhà tuyển dụng có thể nhận biết một cách dễ dàng tài năng của bạn và thật rõ ràng về những gì bạn có thể cống hiến được cho công ty của họ. Web tuyển dụng miễn phí sẽ giúp bạn chuyển hồ sơ của mình tới nhà tuyển dụng
Dù nhà tuyển dụng chưa biết ngoại hình, khuôn mặt của bạn như thế nào cũng như khả năng làm việc của bạn, nhưng căn cứ vào trình độ học vấn của bạn qua CV đủ để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần biết về trình độ và bằng cấp của bạn, đặc biệt là các chứng chỉ bổ sung bên cạnh bằng cấp như chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ. Để từ đó xem xét sự phù hợp và khả năng làm việc của bạn trong công ty. Các văn bằng – chứng chỉ cũng là một điều quan trọng Môi trường tuyển dụng ngày càng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và đi kèm với đó là mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên ngày càng cao. Một trong những nhân tố giúp bạn thành công trong việc chinh phục nhà tuyển dụng là cần phải chuẩn bị cho mình một bản CV tuyệt vời để gửi qua các Web tuyển dụng miễn phíđể ra mắt nhà tuyển dụng. Trung bình nhà tuyển dụng sẽ dành khoảng từ 20-30 giây để "lướt" một bản CV, điều đó có nghĩa bạn cần phải tạo ấn tượng một cách nhanh chóng với nhà tuyển dụng. Việc tìm hiểu mong muốn của nhà tuyển dụng ở một bản CV sẽ giúp bạn có được lợi thế hơn đối với những đối thủ cạnh tranh. Còn nếu bạn cần tìm một cơ hội cộng tác với những nhà tuyển dụng hàng đầu – uy tín nhất tại Việt Nam thì đừng ngần ngại mà truy cập ngay Recruitvn.com để đem về công việc mà bạn hằng mong ước. The post CV của bạn phải đáp ứng những điều gì cho nhà tuyển dụng appeared first on . |
Nhà tuyển dụng mong chờ gì cho vị trí nhân viên marketing? Posted: 06 Jul 2017 09:28 PM PDT ![]() Trong xã hội hiện nay, ngành marketing càng ngày càng thể hiện tầm quan trọng của nó. Marketing được xem là linh hồn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy nên việc tuyển dụng nhân viên marketingluôn được doanh nghiệp coi trọng. Trong bài viết hôm nay, tôi xin được chia sẻ về những gì nhà tuyển dụng mong chờ gì cho vị trí nhân viên marketing?
Nhà tuyển dụng tìm kiếm người như thế nào với ứng viên vị trí Marketing? Được coi là "linh hồn" của hoạt động kinh doanh và là người "giữ nhịp" cho hoạt động nên trước khi biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì thì chúng ta sẽ xem nhà tuyển dụng mong chờ gì ở ứng viên vị trí Marketing? Thứ nhất, một người năng động – nhạy bénĐó là một người "nhanh nhảu", xởi lởi, vui vẻ, và giao tiếp một cách tự nhiên thu hút. Toát lên vẻ năng động, tự tin, nhiệt huyết, trong con người của một ứng viên vị trí Marketing. Một người năng động nhạy bén sẽ giúp bạn luôn "đánh hơi" được khách hàng, thị trường, đối thủ, từ đó có các "đối sách" hợp lý. Nhân viên Marketing Thứ hai, một người sáng tạoKhác với bán hàng hay kinh doanh thường thực hiện, triển khai theo các chương trình đã được định sẵn thì Marketing lại là người xây ra các chương trình bán hàng này, mà chương trình bán hàng thì phải luôn luôn mới, khác biệt, độc đáo… mới đến khách hàng và cạnh tranh với đối thủ. Vậy nên người tuyển dụng marketing cần ứng viên là một người luôn phải đổi mới, sáng tạo, ham học hỏi, đi đầu… Người làm marketing thì phải sáng tạo Thứ ba, hiểu về sản phẩmTrong Marketing thì sản phẩm được coi là lõi của mọi vấn đề, từ sản phẩm người làm Marketing sẽ thiết kế ra kênh, chính sách xúc tiến, chính sách chăm sóc khách hàng và đề xuất giá cả cho phù hợp với khách hàng, thị trường. Đương nhiên, nếu bạn đã hiểu về sản phẩm thì đó là một lời thế rất lớn. Tuy nhiên, có thể bạn là ứng viên, chưa hiểu rõ chi tiết sản phẩm, nhưng ít ra bạn cũng phải biết là bạn xin việc và chuẩn bị xây ra các chương trình bán hàng, thực hiện các hoạt động xúc tiến, nghiên cứu thị trường… cho ngành, sản phẩm nào. Hiểu sản phẩm, khách hàng, đối thủ, thị trường là điều bắt buộc với một người làm Marketing. Nói chung, trong bất kì ngành nghề nào thì cũng có yêu cầu hiểu rõ về sản phẩm mình làm, chẳng hạntuyển dụng game designer thì phải hiểu về lĩnh vực game mình sẽ làm thì mới thiết kế được, tuyển dụng bán hàng thì phải biết sản phẩm mình bán là gì… Ứng viên phải có kiến thức về sản phẩm Thứ tư, hiểu biết về khách hàngTừ việc nhận biết về sản phẩm gì thì nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến việc khách hàng của họ là ai, có bao nhiêu người, từ đâu đến, họ có đặc điểm thế nào, họ đang cần điều gì? Chỉ có thế bạn mới có thể xây dựng các chương trình xúc tiến, chăm sóc và đánh đúng điều khách hàng đang cần, khách hàng đang tìm kiếm. Thứ năm, thị trường và đối thủNhà tuyển dụng nhân viên marketing cũng quan tâm và đánh giá cao đến ứng viên hiểu biết về thị trường và đối thủ của mình, từ đó biết cách nhận định, đánh giá, so sánh làm điểm tựa để xây dựng chương trình xúc tiến, phát huy điểm mạnh, chuẩn bị tốt về phương tiện, kênh, nguồn lực của mình tạo ra các lợi thế cạnh tranh. Tìm hiểu về khách hàng và đối thủ là điều không thể thiếu Thứ sáu, biết nghềMarketing cũng là một nghề, nên ứng viên phải là người biết nghề, biết các thao tác thực hiện công việc: Cách thức, phương pháp nghiên cứu thị trường, cách thức xây dựng chương trình xúc tiến, phương pháp cách thức nghiên cứu đối thủ, thu thập thông tin thị trường, điều tra, khảo sát nhu cầu khách hàng, xác định thị phần, xây dựng quan hệ, phát triển khách hàng mới, xác định chi phí, nguồn lực cho các chương trình, biết về quản trị thương hiệu, tổ chức sự kiện, chăm sóc khách hàng…. Ứng viên phải là người biết các thao tác thực hiện công việc Marketing là một nghề hay, sáng tạo và khá khó, với bài viết này chắc chắn sẽ giúp các bạn có được cuộc phỏng vấn tốt đẹp, cũng như giúp các bạn có được cái nhìn về một nghề, và cơ hội phát triển của nghề đó. Chúc bạn có được một buổi phỏng vấn tuyển dụng marketing thành công. Còn nếu bạn cần tìm một cơ hội cộng tác với những nhà tuyển dụng hàng đầu – uy tín nhất tại Việt Nam thì đừng ngần ngại mà truy cập ngay Recruitvn.com để đem về công việc mà bạn hằng mong ước. The post Nhà tuyển dụng mong chờ gì cho vị trí nhân viên marketing? appeared first on . |
Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường Posted: 06 Jul 2017 09:26 PM PDT ![]() Đối với sinh viên mới ra trường thì kinh nghiệm làm việc cũng như kinh nghiệm sống vẫn còn non nớt. Việc đăng hồ sơ lên các trang web tuyển dụng cũng là một vấn đề rồi. Vậy làm thế nào để có thể vượt qua được vòng phỏng vấn bây giờ? Bài viết sau đây xin chia sẻ với các bạn sinh viên những kinh nghiệm phỏng vấn mà lớp người đi trước đi từng trải qua nhé. Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường Đầu tiên, bạn nên lựa chọn những trang web tìm việc uy tín để đăng hồ sơ của mình lên nhé! Sau khi vượt qua được vòng này rồi, nhà tuyển dụng sẽ gọi điện hay gửi mail cho bạn thông báo địa điểm và thời gian phỏng vấn. Sau đây là một số việc bạn cần lưu ý để có một buổi phỏng vấn thật thành công nhé. 1/ Luôn đến đúng giờ– Điều quan trọng đầu tiên là hãy đến đúng giờ, tuyệt vời nhất chính là bạn hãy đến trước thời gian phỏng vấn 15 phút. – Đến đúng giờ thể hiện bạn là một ứng viên chững chạc, chuyên nghiệp và nghiêm túc với vị trí ứng tuyển. – Đến trước giờ hẹn 15 phút sẽ giúp bạn có thời gian tìm hiểu quy mô công ty, chỉnh trang trang phục, cũng như hệ thống hoá lại kiến thức và thư giãn tinh thần trước buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. 2/ Tìm hiểu thật kỹ thông tin tuyển dụng– "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng" là câu nói bất hủ của ông cha mà bạn nên ghi nhớ khi bước vào hành trình tìm việc. – Tìm hiểu kỹ và biết rõ thông tin tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng uy tín sẽ giúp bạn hiểu được nhà tuyển dụng đang cần người có kỹ năng gì? Phẩm chất như thế nào? Từ đó để viết CV và đơn xin việc phù hợp nhất để gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng cũng như nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên ngành ứng tuyển để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình phỏng vấn. – Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về các dự án, chiến lược, sản phẩm và dịch vụ của công ty để hiểu rõ hơn và thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn quan tâm đến công ty và vị trí ứng tuyển như thế nào. 3/ Phong thái khi phỏng vấn– Đa số các bạn sinh viên mắc lỗi khá nghiêm trọng chính là tác phong ăn mặc và ứng xử khi đi phỏng vấn. Đừng bao giờ đến buổi phỏng vấn với mái tóc dài không gọn gàng, quần jean và áo sơ mi. – Hãy thể hiện mình là một ứng viên chuyên nghiệp tuy tuổi còn trẻ. Phong thái chuyên nghiệp rất quan trọng và bộ quần áo sẽ thể hiện con người của bạn. Hãy luôn mặc áo sơ mi, quần tây và mang giày khi đến buổi phỏng vấn. Luôn để cắt tóc gọn gàng trước khi phỏng vấn. – Phong thái của bạn lúc phỏng vấn cũng rất quan trọng. Hãy luôn điềm đạm, trả lời chậm rãi đúng trọng tâm câu hỏi và luôn thể hiện sự hứng thú với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. – Hãy chuyên nghiệp trong cách ăn mặc và ứng xử khi trả lời là kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường rất quan trọng mà bạn nên ghi nhớ. Phong thái tự tin khi phỏng vấn 4/ Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng– Trong quá trình phỏng vấn, lúc nào nhà tuyển dụng cũng yêu cầu bạn có câu hỏi và thắc mắc gì không, đây là lúc để bạn thể hiện bản thân và làm nổi bật mình trong mắt nhà tuyển dụng. – Hãy toả sáng bản thân bằng những câu hỏi độc đáo thể hiện tài trí của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Những câu hỏi hay xoáy đúng vào trọng tâm công việc sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất quan tâm đến công ty và vị trí ứng tuyển này, bạn rất nhiệt huyết và có năng lực phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. – Nên nghiên cứu kỹ về công ty bạn đang ứng tuyển trước khi đi phỏng vấn thông qua website của công ty hay trên trang web tuyển dụng việc làm mà bạn đã nộp hồ sơ. 5/ Kỹ năng giao tiếp– Kỹ năng giao tiếp tốt chính là bước đệm để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đừng bao giờ ngập ngừng ấp úng khi trả lời; hãy thật từ tốn chậm rãi khi trả lời phỏng vấn, tập trung nhấn mạnh những đặc điểm kỹ năng cá nhân của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. 6/ Đừng quá phô trương– Tuy bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng không vì thế mà bạn thiếu tự tin đánh mất vị thế của bản thân mình. – Hãy thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà bạn đã học được trên giảng đường; những kinh nghiệm làm việc bán thời gian mà bạn đã làm qua, hãy đánh bóng bản thân trong mắt nhà tuyển dụng nhưng đừng quá phô trương kiêu ngạo về thành tích học tập của mình. Điều đó khiến nhà tuyển dụng đánh giá rất thấp ứng viên. Thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà bạn đã học được Qua 5 kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường trên đây hi vọng các bạn đã có những thông tin quý báu phục vụ cho hành trình phỏng vấn tìm việc của mình. Dù chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nhưng hãy chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn rất năng động, phù hợp với công việc thông qua hồ sơ đăng trên các website tìm việc uy tín và tác phong chuyên nghiệp, tự tin thông qua buổi phỏng vấn nhé. The post Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường appeared first on . |
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành thiết kế Posted: 06 Jul 2017 09:24 PM PDT ![]() Quá trình đi xin việc, phỏng vấn là cả một hành trình gian nan từ việc nộp CV trên các trang web tìm việc làm uy tín cho các đến việc đi phỏng vấn sao cho thật chuyên nghiệp và chỉn chu. Sau đây là một vài kinh nghiệm phỏng vấn ngành thiết kế, mong rằng có thể giúp được các bạn trẻ trong quá trình tìm việc của mình. Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành thiết kế Các bạn học ngành thiết kế, trong quá trình đi xin việc thì nên lưu ý những điều sau đây nhé! 1/ EmailKhi gửi email đến các trang web tuyển dụng thì nên chú ý những điều sau. Địa chỉ email: không cần phải quá nghiêm túc nhưng đừng bao giờ quá trẻ con như là "satthutinhtruong", "congchuabongbong"… Tiêu đề rõ ràng, nói rõ vị trí mà mình muốn nộp hồ sơ, tên của bạn. Vd: [Tên] – [Vị trí ứng tuyển] Nội dung phải có: [Nơi gửi đến/ người nhận] = cty ABC, phòng… * Khi nói chuyện cần phải biết là mình đang nói với ai, hướng tới điều gì. [Nội dung liên hệ/ lý do gửi cái mail này] cũng không cần thiết lắm cho cái việc phải ghi như mấy mẫu trên mạng đầy rẫy kiểu "cty xxx được biết đến như là 1 "đế chế" bla bla trong ngành… ai làm tuyển dụng đọc vào cũng biết bạn copy hay tự viết liền à. [Ghi chú về file đính kèm, thường là portfolio được đóng gói] bạn nên vậy thay vì quẳng vào mặt nhà tuyển dụng vài chục cái hình chẳng biết phải sắp xếp làm sao. [Thông tin liên hệ với bạn] [Nhớ chào người ta cho đàng hoàng] ngắn gọn lịch sự. *Nếu được nên nộp CV, email bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ mà công ty bạn đang dùng như là ngôn ngữ chuẩn trong giao tiếp chung của họ. 2/ CV
CV xin việc để nộp cho nhà tuyển dụng CV nộp cho nhà tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng miễn phí thì nên chú ý các vấn đề sau nhé.
* Đừng viết ra 1 dự án khủng nhưng vai trò của bạn chỉ là rất rất nhỏ trong đó chỉ vì cái thương hiệu của khách hàng. Nhà tuyển dụng chỉ thực sự quan tâm đến thực chất công việc của bạn làm là gì, đóng góp bao nhiêu % vào dự án.
* Đừng bao giờ nhờ 1 ông A, chị B nào đó không liên quan trực tiếp đứng ra bảo lãnh. Vì họ sẽ tìm ra nhanh chóng xem các vị ấy vai trò gì hay không. – Nhớ xin phép người kiểm chứng và hỏi ý kiến họ về việc thông tin gì được phép bỏ vào trong CV của bạn. – Nên gói gọn trong 1 mặt giấy, quá lắm thì 2 mặt A4. Nếu bạn loại bỏ thông tin chi tiết phả hệ cũng như bằng cấp giấy thì cũng tiết kiệm khá nhiều không gian. 3/ PortfolioKhi nộp hồ sơ cho nhà tuyển dụng thông qua website công ty hay các trang web tuyển dụng miễn phí thì Portfolio là phần có yếu tố quyết định cho việc bạn có gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng hay không, cho nên hãy cân nhắc làm sao cho 2 phần Email và CV được ngắn gọn xúc tích để dẫn dắt nhanh đến phần này. Portfolio nên được phân loại theo các hạng mục rõ ràng như: Vẽ tay. 2D. 3D. Animation. UI design. … Thay vì bạn zip nguyên 1 nùi rồi quẳng vào mặt cho người ta chơi trò lựa đậu. *Hình ảnh nên được chọn lọc để có chất lượng tốt nhất và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. 4/ Đi test, phỏng vấnNên đi phỏng vấn đúng giờ
* Thói quen của mình trước đây là luôn đi trước đó vài ngày để thăm dò địa hình công ty, môi trường sống tại đó… Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc đàm phán lương, lợi ích khác với công ty.
* Giỏi chuyên môn cũng phải biết quy tắc ứng xử để phù hợp với môi trường công việc, với các đồng nghiệp khác. Khi bạn đánh mất lợi thế giao tiếp thì chỉ có 2 con đường, hoặc làm trùm của các trùm khiến cho người ta phải quỳ gối xin bạn, hoặc là sớm nghỉ việc về nhà tự kỷ nếu không chịu thay đổi. Nhiều người có khả năng làm việc 1 mình tại nhà cực cao nên đó cũng là 1 điều tốt nếu bạn chọn đúng con đường, môi trường làm việc.
Hãy deal dựa trên mức độ tự tin của bạn ở cuộc phỏng vấn trên 1 số nền tảng:
Quan trọng nhất đó phải là con số tối thiểu khiến bạn vui (nhưng đừng có nói ra mức lương "tối thiểu" mà mình muốn, hãy nói con số mình muốn và có thể nếu nhà tuyển dụng hài lòng bạn sẽ có vài cái deal để đi đến mức hợp lý cho công việc). * Năng lực bạn 10 nhưng công ty chỉ cần bạn làm đến 7 thì quá lắm lương họ trả sẽ là 8. Đừng bắt ai phải trả thêm quá nhiều cho những thứ mà họ không sử dụng.
Lúc bước ra về, dù ra đến cửa thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc ứng xử cơ bản. Cho dù bạn có cuộc phỏng tốt đẹp mà ra cửa bạn hách dịch với chị lao công thì hãy coi chừng kết quả. Kinh nghiệm phỏng vấn Trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc phải trải qua rất nhiều khó khăn mới đúc kết được. Các bạn trẻ cố gắng học hỏi và trao dồi kinh nghiệm cho bản thân nhé. Điều quan trọng nhất là nên tạo CV cho mình qua các trang web tuyển dụng uy tín, sao cho thật chuyên nghiệp để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, sau đó mới dùng kinh nghiệm và kỹ năng của mình để đối mặt trực tiếp với buổi phỏng vấn, thành bại hay không là do bản thân của bạn quyết định. The post Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành thiết kế appeared first on . |
You are subscribed to email updates from a feed. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home